Cả nước ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 21-3, Bộ Y tế thông tin về tình hình số mắc sốt phát ban nghi sởi trên cả nước và tại các khu vực. Theo đó, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42.488 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố.

Trong đó có 4.027 trường hợp dương tính với sởi tại 62 tỉnh, thành phố, đã có 05 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Các trường hợp tử vong liên quan đến sởi được ghi nhận tại: Thành phố Hồ Chí Minh (2 trường hợp), Đồng Nai (1 trường hợp), Bình Dương (1 trường hợp) và Bình Phước (1 trường hợp).

tre-mac-soi-dong-nai-82804610147577953857471-32021654169004022160730.jpg
Trẻ mắc sởi tại Đồng Nai. Ảnh nguồn VTV

Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (54%), miền Trung (20%), miền Bắc (16%), Tây Nguyên (9%).

Một số tỉnh, thành phố có số mắc bệnh sởi xu hướng tăng cao như: Đà Nẵng (2.323 ca), Gia Lai (2.027), Đồng Tháp (1.355), An Giang (1.169), Nghệ An (926), Cao Bằng (731), Đắk Lắk (683), Quảng Nam (660), Lâm Đồng (577), Thành phố Huế (573), TP. Hải Phòng (258), Hưng Yên (255).

Một số tỉnh có số mắc thấp, tuy nhiên cần chú ý giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, không để lây lan trong cộng đồng như: Tuyên Quang (57 ca), Vĩnh Phúc (55), Quảng Trị (44), Ninh Bình (40), Phú Thọ (37), Bắc Kạn (17), Thái Nguyên (14), Lạng Sơn (11), Hòa Bình (10).

Một số tỉnh có số mắc cao nhưng bắt đầu chững lại và dần được kiểm soát như: Hà Giang (6.017), Đồng Nai (4.144), Thành phố Hồ Chí Minh (3.396), Bình Dương (2.162), Cà Mau (2.026), Bình Thuận (1.244), Lào Cai (1.230), Bạc Liêu (1.203), Hậu Giang (742), Kiên Giang (734), Tây Ninh (681), Hà Tĩnh (615).

Xu hướng dịch sởi xảy ra đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 09 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi (72,7%). Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vaccine phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%). Bệnh ghi nhận chủ yếu ở các thành phố lớn, di biến động dân cư cao, tuy nhiên đã có xu hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2025 cho nhóm 1-10 tuổi: 17/17 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, bắt đầu triển khai từ tháng 2-2025.

Nhóm từ 6-9 tháng tuổi: 25/25 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch và bắt đầu triển khai tiêm vào cuối tháng 2-3/2025.

Tỷ lệ tiêm ở nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi tại 24 địa phương là 30,1% (38.774/129.009 trẻ). Tỷ lệ tiêm ở nhóm 1-10 tuổi tại 17 tỉnh, thành phố là 59,7% (125.795/210.573 trẻ).

Được biết, trong năm 2024-2025, chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi được triển khai tại 45 tỉnh, thành phố sử dụng vaccine từ nguồn viện trợ của WHO (1,5 triệu liều và nguồn tự mua của TP. Hồ Chí Minh). 24 tỉnh, thành phố triển khai tiêm cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi và nhóm 1-10 tuổi; 21 tỉnh, thành phố chỉ triển khai tiêm cho nhóm trẻ 1-10 tuổi; 24 tỉnh, thành phố chỉ triển khai tiêm cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi, trong đó tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành tiêm chủng đợt 1.

Hiện các tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai để đầy nhanh tiến độ tiêm chủng theo Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Chính phủ và tiếp tục tổ chức tiêm chủng chiến dịch vaccine phòng bệnh sởi đợt 2 năm 2025 (54 tỉnh, thành phố).

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

(GLO)- Theo Bộ Y tế, từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh dại cao nhất trong năm, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc. Riêng tại Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, các địa phương đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh dại.

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Lần đầu tiên ở Phần Lan, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Nano thuộc Đại học Jyväskylä (Phần Lan) đã cô lập được một chủng virus khổng lồ và đặt tên là Jyvaskylavirus.

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.