Thượng viện Mỹ nhất trí biện pháp ngăn nguy cơ chính phủ đóng cửa một phần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nghị quyết cho phép các nghị sỹ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có thêm thời gian để thảo luận, trước khi thông qua dự luật chi tiêu tạm thời trị giá 1.590 tỷ USD.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington, DC. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 16/1, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết, cho phép các nghị sỹ có thêm thời gian thảo luận về một dự luật chi tiêu tạm thời, nhằm ngăn nguy cơ chính phủ cơ đóng cửa một phần, bắt đầu từ cuối tuần này.

Việc thông qua nghị quyết nói trên cho phép các nghị sỹ đảng Dân chủ chiếm đa số ở Thượng viện và nghị sỹ đảng Cộng hòa chiếm đa số tại Hạ viện có thêm thời gian để thảo luận, trước khi đi đến đồng thuận và thông qua dự luật chi tiêu tạm thời trị giá 1.590 tỷ USD.

Trước đó, ngày 7/1, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer và Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã nhất trí về khoản chi 1.590 tỷ USD trong tài khóa 2023-2024 bắt đầu từ ngày 1/10/2023 và kết thúc vào ngày 30/9/2024.

Nếu được thông qua, dự luật chi tiêu tạm thời sẽ được chuyến đến Hạ viện để thảo luận và thông qua.

Theo thỏa thuận hiện nay, ngân sách của chính phủ cho các chương trình liên bang liên quan đến giao thông, nhà ở, nông nghiệp, năng lượng, cựu binh và xây dựng quân đội sẽ cạn vào ngày 19/1 tới.

Nếu được lưỡng viện thông qua, dự luật chi tiêu tạm thời sẽ cho phép kéo dài thời hạn chót này đến hết ngày 1/3/2024.

Bên cạnh đó, dự luật cũng gia hạn đến ngày 8/3 đối với chi tiêu ngân sách cho hoạt động của các cơ quan khác gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa, thay vì áp dụng thời hạn cũ là ngày 2/2.

Quốc hội Mỹ đã không thể thông qua nhiều dự luật chi tiêu cho tài khóa 2024 vào hạn chót là ngày 30/9/2023.

Lý do là một nhóm nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa ở Hạ viện theo đường lối cứng rắn yêu cầu Quốc hội cắt giảm sâu các khoản chi tiêu. Dự luật chi tiêu tạm thời nói trên là dự luật thứ ba trong tài khóa 2024.

Mỹ liên tục rơi vào tình trạng bế tắc tài chính với tổng nợ công hiện đã vượt mức 34.000 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

Khoảng 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử tổng thống, dân Mỹ tin kết quả sớm được công bố

(GLO)- Cùng với sư cạnh tranh quyết liệt giữa đại diện 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa, giới thạo tin cũng vừa cho biết Mỹ đã chi gần 16 tỷ USD cho cuộc bầu cử năm 2024. Phần thắng thuộc về bà Harris hay ông Trump phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả công bố sớm hay muộn sau ngày bầu cử.

Một người đàn ông đính kèm thông báo tạm dừng chương trình tham quan khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách 2 miền Triều Tiên tại Paju, Hàn Quốc vào ngày 15-10. Ảnh: Yonhap

Triều Tiên công bố sách trắng cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân

(GLO)- Ngày 3-11, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố sách trắng do Viện Nghiên cứu quốc gia thù địch của Triều Tiên biên soạn, trong đó cáo buộc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện các chính sách khiến đất nước này bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Bà Harris chuẩn bị phản ứng 'nhanh như chớp' nếu ông Trump tuyên bố chiến thắng sớm

Đảng Dân chủ đang chuẩn bị cho phản ứng “nhanh như chớp” để làm tràn ngập mạng xã hội và sóng phát thanh bằng lời kêu gọi dư luận bình tĩnh và kiên nhẫn chờ kết quả kiểm phiếu cuối cùng, phòng trường hợp đối thủ Donald Trump tuyên bố chiến thắng sớm, như ông đã làm năm 2020.