Thực hư việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1-7-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1-7-2025.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa chính thức về "lương cơ bản" trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng đây là thuật ngữ rất quen thuộc sử dụng trong lĩnh vực lao động - tiền lương.

Lương cơ bản không được quy định trong văn bản pháp luật nào, mà chỉ là cách gọi của mức lương thấp nhất mà lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận.

Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1-7-2025
Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ một quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1-7-2025

Theo đó, lương cơ bản là mức lương cố định mà người lao động nhận được theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, hay các chế độ phúc lợi bổ sung khác.

Nói cách đơn giản, lương cơ bản là phần lương "cứng" mà người lao động được trả dựa trên công việc họ đảm nhận, thường được dùng làm cơ sở để tính toán các khoản khác như bảo hiểm xã hội, giờ làm thêm, hoặc các phúc lợi liên quan.

Cách xác định lương cơ bản:

- Đối với cán bộ, công nhân viên chức thuộc khu vực Nhà nước:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương

- Đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước:

Mức lương cơ bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu vùng

Đối với mức lương cơ sở 2025 đang áp dụng theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP từ ngày 1-7-2024 đến nay. Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.

Đối với mức lương tối thiểu vùng 2025 đang áp dụng theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP từ ngày 1-7-2024 đến nay. Theo đó mức lương tối thiểu vùng hiện nay là: 4,96 triệu đồng (vùng I); 4,41 triệu đồng (vùng II); 3,86 triệu đồng (vùng III) và 3,45 triệu đồng (vùng IV).

Vùng
Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)
Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)
Vùng I
4.960.000
23.800
Vùng II
4.410.000
21.200
Vùng III
3.860.000
18.600
Vùng IV
3.450.000
16.600

Tóm lại, hiện nay chưa có bất kỳ quy định chính thức nào về việc tăng gấp đôi lương cơ bản từ ngày 1-7-2025. Việc điều chỉnh lương trong năm 2025 sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh tế và quyết định của Chính phủ sau khi báo cáo Quốc hội. Người lao động cần theo dõi thông tin từ các nguồn chính thức để tránh nhầm lẫn với tin đồn không chính xác.

Theo Tin-ảnh: Hồng Đào (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.