Thu tiền dịch vụ môi trường rừng "về đích" sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhờ chủ động triển khai các giải pháp đôn đốc và quản lý chặt chẽ việc kê khai, nộp tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) phát sinh, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai đã sớm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ thu năm 2022.
Trên cơ sở kế hoạch thu-chi tiền DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp như: huy động, phân bổ và quản lý sử dụng tiền DVMTR đúng quy định; thực hiện chi trả tiền DVMTR cho bên cung ứng theo tiến độ thu năm 2022; đôn đốc thu tiền trồng rừng thay thế… qua đó đã góp phần tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cải thiện sinh kế người dân tham gia bảo vệ rừng. Tính đến ngày 20-11, số thu tiền DVMTR là 131,389 tỷ đồng, vượt hơn 19,4% kế hoạch năm 2022. Trong đó, thu nội tỉnh hơn 37 tỷ đồng, thu điều phối từ Quỹ Trung ương hơn 94,3 tỷ đồng. Ước đến ngày 31-12, số thu tiền DVMTR đạt hơn 157,7 tỷ đồng.
Trong năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã ký hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với Nhà máy Thủy điện Ayun Hạ (Công ty cổ phần Điện Ayun Hạ). Đến nay, đơn vị đã ký kết với bên sử dụng DVMTR thuộc lưu vực nội tỉnh 78 hợp đồng, gồm: 39 cơ sở sản xuất thủy điện, 21 cơ sở sản xuất nước sạch, 18 cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, Quỹ đã kiểm tra và thống nhất số liệu xây dựng bản đồ cung ứng DVMTR cho các chủ rừng mới được giao rừng năm 2021 gồm các huyện: Chư Pưh, Chư Prông, Kông Chro, Krông Pa và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Minh Phước phát sinh trong năm 2022 để đưa vào chi trả tiền DVMTR.
Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra thực địa số liệu xây dựng bản đồ cung ứng DVMTR cho các chủ rừng. Ảnh: Minh Phương
Cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh kiểm tra thực địa số liệu xây dựng bản đồ cung ứng DVMTR cho các chủ rừng. Ảnh: Minh Phương
Cùng với đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh còn phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra, giám sát 27 đơn vị cung ứng (13 chủ rừng là tổ chức nhà nước, 14 chủ rừng là UBND cấp xã) trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tăng 28,57% so với cùng kỳ năm trước. Qua kết quả kiểm tra, giám sát cho thấy, các bên cung ứng đều tuân thủ nội dung nhiệm vụ chi được phê duyệt, hồ sơ chứng từ đảm bảo theo quy định, công tác tiếp nhận và giải ngân tiền DVMTR được thực hiện kịp thời; các hạng mục công trình lâm sinh, công trình phòng cháy, chữa cháy rừng và các nội dung chi liên quan được triển khai thực hiện đảm bảo thủ tục hồ sơ phê duyệt. Tuy nhiên, qua kiểm tra, giám sát vẫn phát hiện một số đơn vị có dấu hiệu vi phạm, Quỹ đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.
Theo ông Nguyễn Hồng Linh-Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh: Từ nguồn tiền DVMTR năm 2022, đơn vị đã chi hơn 71 tỷ đồng cho 43 chủ rừng là tổ chức, 28 chủ rừng là cộng đồng dân cư, 109 UBND cấp xã. Dự kiến đến ngày 31-12, đơn vị sẽ chi 96 tỷ đồng. Nguồn kinh phí DVMTR đã góp phần cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng. Năm 2021, toàn tỉnh có trên 10.100 hộ được nhận tiền DVMTR thông qua hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với số tiền 48,4 tỷ đồng, tăng 40,7% so với năm 2020. Nguồn thu từ tiền chi trả DVMTR đã giúp các cộng đồng tạo lập được mối liên kết chặt chẽ, nâng cao nhận thức và năng lực tự quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời huy động người dân tham gia bảo vệ rừng và giải quyết khó khăn cho các công ty lâm nghiệp trong giai đoạn dừng khai thác rừng tự nhiên.
Các lực lượng chức năng tăng cường công tác bảo vệ rừng
Các lực lượng chức năng tăng cường công tác bảo vệ rừng. Ảnh: Phương Vi
Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nhấn mạnh: Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023 với số thu tiền DVMTR theo kế hoạch là 127 tỷ đồng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh sẽ chủ động bám sát kế hoạch và các phương hướng đã đề ra để công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR đạt được kết quả, năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc biệt là có giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch thu, chi tiền DVMTR sau khi được UBND tỉnh phê duyệt như: Quản lý chặt chẽ, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu tiền chi trả DMVTR, thực hiện phân bổ và chi trả cho chủ rừng. Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình kê khai, chi trả tiền DVMTR của các đơn vị sử dụng nội tỉnh; hướng dẫn, đề xuất xử lý kịp thời những vướng mắc, khó khăn, tồn tại của cơ sở sử dụng và cung ứng DVMTR nhằm tạo điều kiện thúc đẩy chính sách được thực hiện thông suốt, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
MINH PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương dâng hương Anh hùng liệt sĩ Đỗ Trạc và các liệt sĩ tại xã Cửu An

(GLO)- Nhân chuyến công tác tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), chiều 19-2, đoàn công tác của tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc và các liệt sĩ-xã Cửu An.

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

Thu gom phế liệu để làm từ thiện

(GLO)- Sau hơn 5 tháng hoạt động, mô hình “Thu gom phế liệu làm từ thiện” do 8 hội viên phụ nữ ở tổ 4 (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) triển khai đã trao 23 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn.

Ông Ksor Khem (thứ 3 từ trái sang, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hiao) phấn khởi chia sẻ với bà con về kết quả xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bôn H'Liếp đạt chuẩn nông thôn mới

(GLO)- Bôn H’Liếp (xã Ia Sao) và bôn Hiao (xã Chư Băh) của thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) như bừng lên sức sống mới với những con đường bê tông rộng rãi, rợp bóng cờ. Người dân ai cũng phấn khởi, hân hoan vì sau bao nỗ lực, bôn đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

Họp tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tháng 2-2025

(GLO)- Chiều 13-2, tại Hà Nội, Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ (Đề án 06) tổ chức phiên họp triển khai Đề án 06 Chính phủ tháng 2-2025.

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.