'Thủ phạm' đi lạc 6 tháng trong người đàn ông mới được tìm thấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Suốt nửa năm qua, ông Đ. liên tục đau âm ỉ hố chậu phải, uống thuốc khỏi được vài bữa lại đau trở lại không rõ nguyên nhân.
Trung tâm Nội soi, BV ĐH Y Hà Nội vừa can thiệp nội soi gắp xương trong ruột thừa – một trường hợp rất hiếm gặp cho nam bệnh nhân Nguyễn Huy Đ., 63 tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
Khoảng 5 tháng trước, ông Đ. thấy đau âm ỉ vùng hố chậu phải và đau liên tục, không nôn, không sốt, không bí trung tiện.

Bệnh nhân đi khám tại BV đa khoa tỉnh, được chụp phim cắt lớp, chẩn đoán: Viêm manh tràng, điều trị kháng sinh 5 ngày, bệnh nhân hết đau, ra viện.

Mảnh xương nhọn cắm sâu trong ruột thừa bệnh nhân
Mảnh xương nhọn cắm sâu trong ruột thừa bệnh nhân
Sau đó, thỉnh thoảng bệnh nhân lại có những cơn đau tương tự, với mức độ đau nhẹ hơn. Ông Đ. lại đi khám, lại uống thuốc theo đơn thì hết đau.
Cuối tháng 4 vừa qua, ông tiếp tục thấy đau bụng trở lại giống như trước nên đã đi khám nhiều cơ sở y tế khác nhau, thậm chí nội soi cả đại tràng. Các bác sĩ nghi ngờ ông bị viêm ruột thừa, viêm đáy manh tràng hoặc có dị vật trong lòng manh tràng nên chỉ định theo dõi.
Mới đây, ông tiếp tục đến BV ĐH Y Hà Nội để kiểm tra. Kết quả cận lâm sàng cho thấy, có dị vật trong đại trực tràng. Khi nội soi, bác sĩ gắp một mảnh xương dài khoảng 3 cm sắc nhọn cắm ở gốc ruột thừa bệnh nhân.
“Mảnh xương tồn tại và đi qua các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể tôi đã gần 6 tháng nay, nhưng tôi hoàn toàn không biết mình hóc xương lúc nào”, ông Đ. cho biết.
Hiện tại, bệnh nhân hoàn toàn hết đau bụng, bụng mềm, ấn hố chậu phải không đau, đại tiện bình thường, không sốt, được xuất viện sau 2 ngày nội soi.
Theo các bác sĩ, trường hợp xương găm vào ruột không hiếm nhưng xuyên qua thành ruột rất hiếm, thường chỉ được phát hiện khi gây biến chứng đau bụng. Một số ít trường hợp, mảnh xương có thể đâm thủng ruột thừa, gây viêm ruột thừa cấp...
Từ trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, xương cá, tăm xỉa răng là dị vật thường bị nuốt phải và có thể bệnh nhân không biết bị nuốt dị vật lúc nào. Người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không phát hiện và phẫu thuật sớm, để dị vật sắc nhọn xuyên thủng ống tiêu hóa ra ổ bụng hoặc tạo những ổ nhiễm trùng trong lồng ngực, ổ bụng.
Minh Anh (VIE)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.