Thu nhập khá nhờ trồng cây cảnh kết hợp sản xuất phân bón hữu cơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mô hình trồng cây cảnh kết hợp với sản xuất phân bón hữu cơ, anh Lê Hữu Trường (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng/năm. Đáng chú ý, anh canh tác theo hướng hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Thu nhập cao từ trồng cây cảnh

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông lâm Việt Nam), năm 2003, anh Lê Hữu Trường nhận công tác tại Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Công việc chính là tham gia nghiên cứu, xử lý vỏ cà phê để làm phân bón hữu cơ. Năm 2006, anh quyết định xin nghỉ việc rồi mua 4 sào đất ở xã Tân Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) để trồng 300 cây chanh hoa tím và 500 cây quất. Mỗi năm, anh lãi hơn 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Anh Lê Hữu Trường tự tay ươm trồng các loại cây cảnh nên chi phí thấp, đem về nguồn thu cao. Ảnh: N.H

Anh Lê Hữu Trường tự tay ươm trồng các loại cây cảnh nên chi phí thấp, đem về nguồn thu cao. Ảnh: N.H

Năm 2019, anh sang thăm người thân tại Gia Lai. Nhận thấy đất đai ở đây màu mỡ, giá cả lại phù hợp, anh quyết định mua gần 1,5 sào đất cạnh quốc lộ 14 (thuộc thôn Hòa Lộc) để tiếp tục thực hiện niềm đam mê làm nông nghiệp của mình. Sau khi nghiên cứu thổ nhưỡng, khí hậu tại đây, anh đầu tư trồng các loại cây cảnh. Để vườn cây phát triển tốt, anh chọn lựa kỹ nguồn giống, rồi tự tay chiết, giâm, trồng và tự làm phân bón hữu cơ từ rác thải. Bên cạnh đó, anh còn mày mò nghiên cứu và áp dụng thêm các kỹ thuật để tạo dáng, thế cành, nhánh cho cây.

Anh Trường cho biết: Vườn cây cảnh của gia đình có hàng ngàn cây các loại như: lài Nhật, mai xanh Thái, phượng tím, bạch thiên hương, lan rừng các loại... Do tự tay giâm, chiết là chính nên chi phí đầu tư ít. Từ đó, anh bán với giá rẻ hơn so với thị trường. Ngoài cung cấp cây giống trồng tại trụ sở, trường học và các tuyến đường, anh còn bán cho nhiều khách hàng trên địa bàn huyện và một số địa phương lân cận. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, anh lãi hơn 250 triệu đồng. “Nghề trồng hoa, cây cảnh tuy nhìn đơn giản nhưng đòi hỏi phải có niềm đam mê, có kỹ thuật từ chăm sóc cho đến tạo hình, tạo thế để cây cảnh phát triển khỏe mạnh, có thân đẹp mới thu hút được khách hàng. Thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu trồng thêm một số loại cây cảnh khác nhằm phục vụ nhu cầu của người dân; đồng thời, sẽ trồng lại cây chanh hoa tím vì đây là cây trồng dễ thích nghi với khí hậu và cho giá trị kinh tế cao”-anh Trường nêu dự định.

Biến rác thải thành phân bón

Chỉ tay về khu vực sản xuất phân bón hữu cơ, anh Trường cho hay: Ngay từ khi tiến hành trồng chanh tại tỉnh Lâm Đồng, với các kiến thức có được, anh đã tự tay làm phân bón hữu cơ từ rác thải để bón cho vườn cây. Do đó, khi sang Gia Lai lập nghiệp, anh tiếp tục duy trì việc tự tạo ra phân bón hữu cơ nhằm giảm chi phí sản xuất cũng như bảo vệ môi trường.

Anh Trường chăm sóc vườn cây cảnh của mình. Ảnh: Nhật Hào

Anh Trường chăm sóc vườn cây cảnh của mình. Ảnh: Nhật Hào

Tuy nhiên, trước đây, vì chưa có điều kiện, anh Trường làm phân bón theo hình thức thủ công. Rác thải là phụ phẩm nông nghiệp được anh thu gom đem ủ với phân chuồng và men vi sinh rồi đưa vào sử dụng. Đầu năm 2021, anh quyết định đầu tư 70 triệu đồng để mua máy nghiền bột với công suất 150 bao rác/ngày để tận dụng nguồn phụ phẩm này phục vụ cho việc sản xuất phân bón. Đồng thời, anh lên mạng internet tìm hiểu thêm cách sản xuất phân bón thuận tự nhiên để tạo ra một công thức sản xuất riêng. “Huyện Chư Pưh có rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, vỏ cà phê, thân và vỏ cây bắp. Tôi tận dụng thu gom, phơi khô rồi nghiền thành bột, sau đó, trộn với một số loại phân bón động vật và men sinh học để tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng. “Cứ khoảng 1 tấn bột rác thải, tôi trộn với 3 tạ phân chuồng, 1 bao phân nung chảy Ninh Bình, 2 lít rỉ mật và 1-2 kg nấm trichoderma. Sau khi trộn đều và ủ trong khoảng 75 ngày, tôi kiểm tra và xử lý độ ẩm của phân bón rồi đưa vào sử dụng”-anh Trường chia sẻ kinh nghiệm.

Nhận thấy vườn cây cảnh của gia đình anh Trường phát triển tốt, nhiều người đã tìm đến mua phân bón về sử dụng. Mỗi tháng, anh sản xuất 2-3 tấn phân bón để vừa phục vụ chăm sóc cây cảnh vừa đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Từ đây, anh cũng có thêm nguồn thu đáng kể. Anh Đồng Công Nguyên (thôn Hòa Lộc) cho hay: “Gia đình tôi có hơn 1 ha hồ tiêu trồng xen cà phê. Những năm qua, tôi thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ do anh Trường sản xuất. Do phân bón đã được khử khuẩn bằng hình thức lên men nên vườn cây của tôi ít bị sâu bệnh”.

Nói về định hướng thời gian tới, anh Trường chia sẻ: Anh có niềm đam mê với việc sản xuất các dòng phân bón từ rác thải, nuôi cấy vi sinh vật để tạo ra sản phẩm tốt cho trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ môi trường. Do đó, bên cạnh sản xuất phân bón hữu cơ, mới đây, anh cũng đã sản xuất thành công mẻ phân bón vô cơ tự nhiên cũng làm từ rác thải là phụ phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, anh còn thử nghiệm thành công việc nuôi cấy vi sinh vật bản địa IMO để xử lý mùi hôi chuồng trại trong chăn nuôi. “Các sản phẩm này đều rất tốt cho cây trồng, vật nuôi. Do đó, thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng việc sản xuất các sản phẩm làm từ phụ phẩm nông nghiệp này để sử dụng và giới thiệu đến người dân”-anh Trường nói.

Trao đổi với P.V, ông Phan Đăng Tuân-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Phang-thông tin: Anh Lê Hữu Trường là một trong những hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình, anh Trường còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương; đồng thời, tích cực chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh, cách làm phân bón hữu cơ, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho các hội viên để áp dụng vào chăm sóc cây trồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn. Ngoài ra, anh Trường cũng tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.