Thông tin mới về ngôi mộ cổ bí ẩn của danh tướng Phong trào Cần Vương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sở Văn hóa - Thể thao Quảng Bình sẽ phối hợp với ban ngành liên quan tiến hành khảo sát thực địa và có những đánh giá để lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích ngôi mộ cổ được cho là của danh tướng Nguyễn Phạm Tuân - thủ lĩnh Phong trào Cần Vương.

Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) Quảng Bình - xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động vào chiều 28-6.

 

Ngôi mộ cổ được cho là của danh tướng Nguyễn Phạm Tuân - thủ lĩnh Phong trào Cần Vương
Ngôi mộ cổ được cho là của danh tướng Nguyễn Phạm Tuân - thủ lĩnh Phong trào Cần Vương


Bà Thủy cho biết trước mắt, Sở VH-TT Quảng Bình sẽ chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh đi khảo sát dấu hiệu di tích phần mộ danh tướng Nguyễn Phạm Tuân ở khu mộ gia tộc họ Nguyễn tại thôn Di Luân, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch.

Đoàn do ông Nguyễn Mậu Nam, Phó giám đốc Sở VH-TT Quảng Bình, làm trưởng đoàn cùng với cán bộ nghiệp vụ Phòng Văn hóa và Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan và các chuyên gia lịch sử khảo sát, thẩm tra, xác minh và có những đánh giá khoa học ban đầu về tính pháp lý, lịch sử ngôi mộ này.

"Từ đó, Sở VH-TT Quảng Bình sẽ có căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo, như lập hồ sơ  đề nghị xếp hạng di tích và các hạng mục để phù hợp với công trạng của cụ Nguyễn Phạm Tuân trong lịch sử Phong trào Cần Vương" - bà Thủy thông tin.

 

 Tấm bia đã mờ, ghi tên họ Nguyễn Phạm Tuân và dòng chữ
Tấm bia đã mờ, ghi tên họ Nguyễn Phạm Tuân và dòng chữ "Theo vua Hàm Nghi".


Theo ông Nguyễn Xuân Đạt, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch, ông đã chỉ đạo UBND huyện và Phòng Văn hóa - Thông tin huyện trực tiếp ra mộ phần danh tướng Nguyễn Phạm Tuân nắm bắt thông tin, tư liệu..., làm căn cứ khoa học phát huy lịch sử địa phương và truyền thống yêu nước của các bậc tiền nhân.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, ngôi mộ cổ được cho là của danh tướng Nguyễn Phạm Tuân - thủ lĩnh Phong trào Cần Vương - được các thành viên Chi hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Ba Đồn - Quảng Trạch phát hiện và công bố tìm thấy tại nghĩa trang gia tộc Nguyễn Phạm ở thôn Di Lộc, xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch.

 

Mộ phần nằm hiu quạnh trong nghĩa trang gia tộc họ Nguyễn Phạm
Mộ phần nằm hiu quạnh trong nghĩa trang gia tộc họ Nguyễn Phạm


Mộ phần danh tượng nằm hiu quạnh trong nghĩa trang. Tấm bia đá nhỏ trên phần mộ đã phai hết chữ, rất khó đọc, chỉ có vài dòng vắn tắt về tên họ Nguyễn Phạm Tuân và dòng chữ "Theo vua Hàm Nghi".

Trước đó, mộ phần những lãnh binh từng theo cụ Nguyễn Phạm Tuân như: Mai Lượng, Lê Mô Khởi, Lê Trực đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.


Danh tướng Nguyễn Phạm Tuân là ai?

Theo các tư liệu, Nguyễn Phạm Tuân (1842-1887) sinh ra ở làng Kiên Bính, tổng Võ Xá, phủ Quảng Ninh (nay là TP Đồng Hới) trong một gia đình nho học, nhiều đời cha con cùng thi đỗ đồng khoa, nhiều đời là công thần nhà Lê.

Ông đỗ cử nhân năm 1873; làm tri phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1883, khi được tin triều đình Huế đầu hàng thực dân Pháp, Nguyễn Phạm Tuân đã treo ấn từ quan.

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã cùng với các tầng lớp sĩ phu yêu nước đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, tập hợp binh lính tìm gặp vua Hàm Nghi xin đi theo đánh Pháp; được nhà vua phong chức Tán tương quân vụ quân thứ Quảng Bình.

Năm 1886, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn sang Trung Quốc cầu viện, đã trao toàn quyền quân đội và nội chính cho Nguyễn Phạm Tuân với chức Thượng tướng cùng Đề đốc Lê Trực và hai con trai của Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi chống Pháp. Ông lập căn cứ ở vùng Tuyên Hóa, nghĩa quân của ông chiến đấu rất dũng cảm và đã lập được nhiều chiến công, có lần đã đột nhập thành Đồng Hới giết Bố chánh Nguyễn Đình Dương.

Đầu năm 1887, quân Pháp do tên đại úy Mouteaux cầm đầu tổ chức hai đội biệt kích đánh vào căn cứ Yên Lương. Ông chống cự lại rất quyết liệt nhưng bị trúng đạn ở ngực, rồi bị giặc bắt giải về đồn Minh Cầm. Giặc tìm mọi cách mua chuộc để tìm chỗ ở của vua Hàm Nghi, nhưng trước sau ông không chịu khai và bị nhục hình. Sau đó, ông dũng cảm tự vẫn, khiến tướng Pháp giận giữ sai lính chặt đầu, quẳng xác xuống sông Gianh, cấm người dân an táng.

Tuy nhiên, lãnh binh Cần Vương đã vớt tìm thi thể danh tướng (không ra đầu), lén đưa di chôn cất trên núi Yên Phong.

Không chỉ giỏi cầm binh đánh giặc, Nguyễn Phạm Tuân còn được biết đến là nhà thơ yêu nước và để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm như: "Đề miếu Nguyễn Biểu"; "Câu đối làm khi bị bắt"; "Bị đãi thời tác"; "Đề nghĩa Vương miếu"....

Danh tướng Nguyễn Phạm Tuân được đặt tên cho đường phố tại nhiều nơi, như: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng và Đồng Hới (Quảng Bình)...


Theo HOÀNG PHÚC (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.