Thêm lô thuốc Remdesivir được Bộ Y tế phân bổ cho điều trị bệnh nhân Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hôm nay, 17.8, Bộ Y tế tiếp tục phân bổ thêm lô 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị bệnh nhân Covid-19 cho các bệnh viện. Hiện đã có 70.000 lọ Remdesivir được Vingroup nhập về đến TP.HCM.

 
Sau 10.000 lọ Remdesivir đầu tiên đã được Bộ Y tế phân bổ ngày 8.8, hôm nay các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được tiếp nhận thêm. Ảnh: Reuters
Sau 10.000 lọ Remdesivir đầu tiên đã được Bộ Y tế phân bổ ngày 8.8, hôm nay các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được tiếp nhận thêm. Ảnh: Reuters
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TP.HCM, cho biết, thuốc Remdesivir được ưu tiên phân bổ cho các bệnh viện đang tiếp nhận điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, thuốc cũng đang được xem xét phân bổ cho một số địa phương khác, hiện có bệnh nhân Covid-19 nhập viện tăng cao.
Trước đó, ngày 8.8, lô thuốc đầu tiên 10.000 lọ Remdesivir đã được đưa vào điều trị bệnh nhân Covid-19 của TP.HCM. Tính đến sáng nay, 17.8, đã có 70.000 lọ về đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Dự kiến, đến cuối tháng 8 này, sẽ có khoảng 300.000 lọ Remdesivir được chuyển về Việt Nam.
Đây là các lô Remdesivir trong số 500.000 lọ Remdesivir được Tập đoàn Vingroup  nhập khẩu, tặng cho Bộ Y tế sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19. Thuốc do Công ty dược phẩm Cipla (Ấn Độ) sản xuất, dưới sự cho phép của Công ty Gilead Sciences, Hoa Kỳ.  
Ước tính, với 500.000 lọ, số thuốc này có khả năng hỗ trợ điều trị cho khoảng 80.000 bệnh nhân Covid-19.
Về chỉ định điều trị, Bộ Y tế cũng đã có Công văn số 6573/BYT-KCB ngày 12.8, hướng dẫn triển khai sử dụng thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 do  Vingroup hỗ trợ.
Tại công văn trên, Bộ Y tế cho biết, theo hướng dẫn tạm thời sử dụng thuốc Remdesivir 100 mg (5 mg/ml) của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), thuốc Remdesivir chỉ định dùng cho bệnh nhân Covid-19 điều trị nội trú tại Bệnh viện là các bệnh nhân có suy hô hấp phải thở ô xy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập.
Thời điểm dùng thuốc Remdesivir trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh, nên phối hợp với Dexamethasone. Ưu tiên sử dụng cho nhóm nguy cơ cao như: người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, béo phì (chỉ số BMI trên 25). Không bắt đầu sử dụng cho bệnh nhân cần thở máy xâm nhập, ECMO.
Đối với các trường hợp được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì tiếp tục dùng cho đủ liệu trình.
Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ 22.10.2020.
Với khả năng rút ngắn thời gian chữa trị và đẩy nhanh phục hồi ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị, hiện được coi là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận nhất.
Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

Nguy cơ gia tăng bệnh dại mùa nắng nóng

(GLO)- Theo Bộ Y tế, từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn ghi nhận số ca tử vong vì bệnh dại cao nhất trong năm, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và miền Bắc. Riêng tại Gia Lai, từ đầu năm 2025 đến nay, các địa phương đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh dại.

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

Rối loạn tâm thần gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội

(GLO)- L.T.S: Tình trạng rối loạn tâm thần đang có chiều hướng gia tăng, gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là giới trẻ phải điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, mất ngủ, rối loạn lo âu, loạn thần do rượu, ma túy…

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan

Lần đầu tiên ở Phần Lan, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Khoa học Nano thuộc Đại học Jyväskylä (Phần Lan) đã cô lập được một chủng virus khổng lồ và đặt tên là Jyvaskylavirus.

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.