Thêm 2 trường hợp mắc Covid-19 tử vong có bệnh mãn tính và cao tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai trường hợp mắc Covid-19 tử vong được Bộ Y tế công bố trưa 2-8 đều là người trên 80 tuổi, có bệnh mãn tính. Việt Nam đã có 5 ca bệnh tử vong.
Bộ Y tế trưa 2-8 xác nhận đã có thêm 2 trường bệnh nhân Covid-19 tử vong. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, trường hợp 1 là bệnh nhân 524 (BN 524): L.T.D, bệnh nhân nữ, 86 tuổi, quê Quảng Nam. Bệnh nhân có tiền sử bị suy tim, suy thận mạn tính.
Từ ngày 11 đến 16-7, bệnh nhân vào điều trị tại khoa cấp cứu Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng và được chẩn đoán Zona thần kinh bội nhiễm và chuyển đến khoa cấp cứu của Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày. Từ ngày 18-7, bệnh nhân có dấu hiệu sốt và được chuyển điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình An. Ngày 27-7, bệnh nhân chuyển đến điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam. Ngày 31-7, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Trung ương Huế để điều trị. Ngày 31-7, bệnh nhân tỉnh lơ mơ và suy kiệt.
Ngày 1-8, bệnh nhân tỉnh, vẫn còn mệt; tuy nhiên đến 18 giờ, bệnh nhân hôn mê, mạch chậm dần; 22 giờ bệnh nhân có mạch trở lại. Lúc 0 giờ ngày 2-8, bệnh nhân trở nặng ngừng tuần hoàn, hô hấp. 5 giờ 30 ngày 2-8, bệnh nhân tử vong.
Chẩn đoán tử vong: Choáng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy hô hấp cấp không hồi phục trên bệnh nhân suy đa tạng nhiễm Covid-19.
Trường hợp 2 là bệnh nhân 475 (BN 475): Đ.T.L, 83 tuổi, quê quán Đà Nẵng. Vào Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 12-7-2020 với bệnh nền: Thoái hóa đa khớp nằm một chỗ 6 năm nay, phẫu thuật dạ dày.
Ngày 12-7-2020, bệnh nhân khởi bệnh với biểu hiện đau bụng, tiêu chảy nhiều lần được nhập điều trị khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 17-7-2020, bệnh nhân xuất hiện sốt. Ngày 30-7-2020, bệnh nhân được phát hiện dương tính SARS-COV-2 và chuyển cách ly. Lúc 4 giờ 30 ngày 2-8, bệnh nhân suy kiệt nặng. 4 giờ 45 ngày 2-8, bệnh nhân hôn mê sâu.
Lúc 5 giờ 45 ngày 2-8, bệnh nhân tử vong.
Chẩn đoán tử vong: Hội chứng mạch vành cấp, viêm túi mật, thoái hóa đa khớp, tăng huyết áp và Covid-19.
Như vậy, đến nay Việt Nam đã ghi nhận 5 bệnh nhân Covid-19 tử vong ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Các trường hợp này đều là người cao tuổi, có sẵn một số bệnh lý nền như: Tim mạch, huyết áp, ung thư, suy thận,...
Việt Nam hiện có tổng cộng 590 ca mắc Covid-19, trong đó 306 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Số lượng ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25-7 đến nay: 144 ca.
 
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở TP Đà Nẵng - Ảnh: Lê Bảo
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở TP Đà Nẵng - Ảnh: Lê Bảo
Bộ Y tế vừa có công điện gửi UBND TP Hà Nội, TP HCM và tỉnh Quảng Nam đề nghị tăng tốc truy vết các trường hợp đi về từ TP Đà Nẵng từ ngày 1 đến 28-7 và các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo nội dung công điện, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn các tỉnh, TP nói trên đã ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 tại cộng đồng là các trường hợp từ ngày 1-7-2020 đã từng đi đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao tại TP Đà Nẵng.
Các địa phương mở rộng năng lực thực hiện xét nghiệm, tăng công suất xét nghiệm, huy động các cơ sở y tế có khả năng thực hiện xét nghiệm bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân để triển khai xét nghiệm trên diện rộng, thực hiện việc thanh toán bảo hiểm y tế cho xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị đảm bảo cho việc thu dung, điều trị các trường hợp mắc bệnh. Các địa phương kêu gọi người dân chủ động khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe và yêu cầu liên hệ để được xét nghiệm...
N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.