Thầy giáo coi thi tốt nghiệp THPT mắc COVID-19: Xét nghiệm 1.295 người F1, F2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thầy giáo người Hội An, coi thi tốt nghiệp THPT ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam, đã có kết quả dương tính với COVID-19. Sở Y tế đã cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 181 trường hợp F1, 1.114 trường hợp F2.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT ở một điểm thi tại Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT ở một điểm thi tại Quảng Nam - Ảnh: LÊ TRUNG



Chiều 19-8, Sở Y tế Quảng Nam đã có thông tin về trường hợp bệnh nhân 991 ở tỉnh này vừa được Bộ Y tế công bố, đó là một thầy giáo người TP Hội An, coi thi điểm thi ở một huyện miền núi của tỉnh này.

Theo đó thầy giáo N.T.C. (34 tuổi, trú thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam) công tác tại Trường THPT Nông Sơn (huyện Nông Sơn, Quảng Nam), là chồng của bệnh nhân 981.

Người này coi thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi số 50, Trường THPT Khâm Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam.

Từ ngày 13 đến 14-7, bệnh nhân chăm, nuôi vợ (bệnh nhân 981) tại phòng 303 - khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Đà Nẵng.

Hàng ngày ở bệnh viện, bệnh nhân có đi ra trước cổng bệnh viện ở đường Quang Trung để ăn và mua thức ăn cho vợ, trong thời gian đó có tiếp xúc với 4 người đến thăm.

Ngày 15-7, bệnh nhân dự lễ bế giảng tại Trường THPT Nông Sơn, dự liên hoan cùng tập thể lớp 10/2 tại quán Gió Đồng (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn), sau đó trở về bệnh viện.

Ngày 17-7, bệnh nhân đưa vợ xuất viện về nhà (bằng xe máy).

Chiều 18-7, bệnh nhân đến quầy thuốc Minh Tâm (trước UBND TP) mua vật tư y tế. Ngày 22-7, bệnh nhân đến Trường THPT Nông Sơn coi thi lại và chấm thi, sau đó họp tổ chuyên môn, có tiếp xúc với các em học sinh thi và các thầy cô giáo trong tổ.

Ngày 25-7, bệnh nhân đi họp hội đồng sư phạm nhà trường, có tiếp xúc với các thầy cô trong trường.

Ngày 26-7, bệnh nhân đưa vợ đến phòng tiểu phẫu khoa cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hội An, có tiếp xúc với nhân viên y tế.

Ngày 1-8, bệnh nhân đến Trạm y tế xã Cẩm Thanh khai báo y tế cùng vợ, được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.

Ngoài các khoảng thời gian trên, bệnh nhân chỉ ở nhà, không tiếp xúc với ai, nhưng 3 ngày đi chợ 1 lần ở chợ Hội An.

Từ ngày 8 đến 10-8, bệnh nhân coi thi tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Khâm Đức, thị trấn Khâm Đức, huyện Phư; lưu trú và ăn uống tại khách sạn Bé Châu Giang (đường Phạm Văn Đồng, thị trấn Khâm Đức), sau khi coi thi trở về nhà, không đi đâu khác.

Từ ngày 11 đến 16-8, không tiếp xúc với mọi người xung quanh trong tổ dân cư. Hằng ngày đi chợ mua rau, cá.

Ngày 17-8, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 và cách ly tập trung, ngày 18-8 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân không ho, không sốt, có đau họng, rát cổ.

Sở Y tế Quảng Nam đã cách ly và lấy mẫu xét nghiệm theo quy định 181 trường hợp F1, 1.114 trường hợp F2.

Theo LÊ TRUNG (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.