Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Ayun Pa thường xuyên quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Phường Đoàn Kết là một trong những địa phương của thị xã Ayun Pa triển khai thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường hướng dẫn cho các Ban Công tác Mặt trận đẩy mạnh tuyên truyền nội dung của cuộc vận động đến từng người dân, từng hộ gia đình; giúp bà con tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế gia đình.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Ảnh: Đức Thụy
Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Ảnh: Đức Thụy

Nhờ đó, hiện nay, trên địa bàn phường có những hộ đầu tư hàng trăm triệu đồng để mở quầy hàng tạp hóa, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, trồng rau an toàn. Bên cạnh đó, phường đã thành lập được 3 tổ dịch vụ “nhà sạch” với khoảng 40 lao động (hầu hết là phụ nữ DTTS) tham gia; 3 tổ dịch vụ khuân vác với 50 thành viên đều là người DTTS. Một số hộ là thành viên các tổ dịch vụ trước đây thuộc diện hộ nghèo, nay đã vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định như hộ các ông bà: Kpă H’Đuer, Rcom H’Kliơng, Rcom Ngơi.

Hầu hết các xã, phường của thị xã Ayun Pa đều có đồng bào các DTTS sinh sống. Xác định cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể của thị xã Ayun Pa thường xuyên quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung cuộc vận động này ở cả 8 xã, phường trên địa bàn. Cuộc vận động đã thu hút sự quan tâm và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Nói về vấn đề này, ông Ksor Jă-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Ayun Pa, cho biết: “Trong quá trình triển khai thực hiện cuộc vận động, chúng tôi đã huy động các tổ chức chính trị-xã hội tham gia thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cải tạo đất vườn hộ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi và tiết kiệm trong chi tiêu để đầu tư vào sản xuất có hiệu quả”.

Hiện nay, nhiều hộ đồng bào DTTS ở thị xã Ayun Pa đã biết kinh doanh buôn bán, mở quầy hàng tạp hóa, thành lập tổ dịch vụ để tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Điển hình như mô hình tự góp vốn để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình ở tổ 3 (phường Cheo Reo), từ 1 nhóm với 7 hộ tham gia đến nay đã phát triển lên 3 nhóm với 25 hộ; mô hình nuôi dê, bò, heo thịt ở xã Chư Băh. Các mô hình khác của các đoàn thể như: mô hình di dời chuồng trại ra khỏi gầm nhà sàn; mô hình giúp nhau phát triển kinh tế; mô hình tiết kiệm 5.000 đồng/tháng/hội viên; mô hình xây dựng gia đình hạnh phúc của Hội Phụ nữ; mô hình gây quỹ đồng đội của Hội Cựu chiến binh; mô hình sản xuất kinh doanh giỏi của Hội Nông dân… cũng đã phát huy hiệu quả. Ông Ksor Ploanh-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sông Bờ, cho biết: “Chúng tôi đã lồng ghép nội dung cuộc vận động vào các chương trình an sinh xã hội; vận động, hướng dẫn hộ nghèo thay đổi nếp nghĩ, cách làm, bỏ dần những tập quán lạc hậu, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, biết tự lực vươn lên trong sản xuất và đời sống”.

Nhờ thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, nhiều hộ đồng bào DTTS ở thị xã Ayun Pa đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Tiêu biểu là các hộ: Nay Jố, Nay Ơr (buôn Sar, xã Ia Rbol);  Alê H’Nel (buôn Krái, xã Ia Rbol); Ksor H’Lem (tổ dân phố 4, phường Cheo Reo); Nay Ngới (buôn Bir, xã Chư Băh)... Qua đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã Ayun Pa cũng từng bước được kéo giảm. Nếu như năm 2011, trên địa bàn thị xã có 1.244 hộ nghèo (chiếm 15,85%) thì đến cuối năm 2017 đã giảm còn 658 hộ nghèo (chiếm 7,61%).

Ái Nghĩa

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.