Thao túng cổ phiếu, một cá nhân bị phạt 575 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt đối với ông Trần Việt Thắng (thường trú tại TP. Hồ Chí Minh) 575 triệu đồng vì tạo cung cầu giả, thao túng cổ phiếu FRM, ABR.

Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Việt Thắng 575 triệu đồng. Đồng thời, ông Thắng cũng phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hơn 87 triệu đồng.

Một cá nhân bị phạt 575 triệu đồng khi thao túng giá cổ phiếu FRM và ABR

Một cá nhân bị phạt 575 triệu đồng khi thao túng giá cổ phiếu FRM và ABR

Cụ thể, ông Trần Việt Thắng đã sử dụng các tài khoản đứng tên mình và đứng tên người khác để thực hiện giao dịch mua, bán, khớp đối ứng cổ phiếu giữa các tài khoản với nhau nhằm tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu Công ty cổ phần Lâm nghiệp Sài Gòn (Mã CK: FRM) và cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Nhãn hiệu Việt (Mã CK: ABR).

Công ty cổ phần Lâm nghiệp Sài Gòn được thành lập từ năm 1993 với lĩnh vực hoạt động chính là chế biến gỗ và nuôi cá sấu. Tính đến ngày 22-7-2023, giá cổ phiếu FRM đang ghi nhận ở 5.700 đồng/cổ phiếu. Kết quả kinh doanh trong năm 2022 của FRM ghi nhận doanh thu thuần chỉ đạt 33,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 6,3 tỷ đồng. Tuy nhiên tính riêng trong hoạt động kinh doanh chính, công ty đang lỗ 6,7 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Đầu tư Nhãn hiệu Việt tiền thân là Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Kiến An. Công ty này thành lập từ năm 2012 với vốn điều lệ ban đầu khoảng 1 tỷ đồng. Công ty bắt đầu lên sàn từ năm 2018. Tính đến ngày 22-7-2023, cổ phiếu ABR đang được giao dịch với giá 13.700 đồng/cổ phiếu, tăng gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm 2023.

Kết quả kinh doanh trong quý 2 gần nhất của ABR đang ghi nhận doanh thu thuần lên tới 19,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế thu nhập chiếm tới 15,4 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: “Đánh thức” tiềm năng phát triển kinh tế đêm

Gia Lai: “Đánh thức” tiềm năng phát triển kinh tế đêm

(GLO)- Gia Lai có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế đêm như: dân số trẻ, sở hữu nét văn hóa-nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc, thời tiết ban đêm dễ chịu... Trên cơ sở đó, các địa phương đang đề xuất những mô hình phát triển kinh tế đêm phù hợp, hấp dẫn nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Tạo sức bật từ nông sản chủ lực địa phương

Tạo sức bật từ nông sản chủ lực địa phương

(GLO)- Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những năm gần đây, nhiều loại nông sản đặc trưng ở địa phương được các hộ gia đình, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng và giá trị, đa dạng mẫu mã, mở rộng kênh tiêu thụ.

6 sản phẩm công nghiệp ở Gia Lai có mức tăng trưởng khá trong 11 tháng

6 sản phẩm công nghiệp ở Gia Lai có mức tăng trưởng khá trong 11 tháng

(GLO)-

Theo thông tin từ Sở Công thương, tổng giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) thực hiện trong 11 tháng năm 2023 ước đạt 27.840 tỷ đồng (đạt hơn 88% kế hoạch, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2022). Riêng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 63% với giá trị đạt hơn 17.560 tỷ đồng (đạt 90% kế hoạch, tăng 15,5% so với cùng kỳ).

Nhập khẩu bắp đạt gần 2,4 tỷ USD

Nhập khẩu bắp đạt gần 2,4 tỷ USD

(GLO)- Báo Công thương dẫn số liệu thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 10-2023, Việt Nam đã nhập khẩu 1,24 triệu tấn bắp, trị giá hơn 330 triệu USD (tăng 37,3% về lượng, tăng 12,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022).
Sửa đổi tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp lại giai đoạn 2021-2025

Sửa đổi tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp lại giai đoạn 2021-2025

(GLO)- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.
Mang Yang ưu tiên đầu tư vùng dân tộc thiểu số

Mang Yang ưu tiên đầu tư vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Những năm qua, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm cải thiện đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).