Thành Thành Công Gia Lai: Sản xuất kinh doanh gắn với an sinh xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai). Vượt qua khó khăn này, TTC Gia Lai đã có những chính sách đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững và chung tay cùng địa phương tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội.
Cây mía “bén duyên” đất khó
Năm 2017, một số hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê) đã tìm hiểu các chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu của TTC Gia Lai, bắt đầu tiếp cận liên kết trồng mía. Theo đó, nông dân được đầu tư hệ thống tưới nước, cày ngầm nên cây mía sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất khá cao. Đến nay, xã Hbông đã hình thành vùng nguyên liệu với hơn 700 ha mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.
Ông Nay Vang (làng Ia Sa) cho biết: Trước đây, cuộc sống gia đình ông rất khó khăn, nguồn thu nhập chính dựa vào 1,5 ha bắp. Năm nào thời tiết thuận lợi, giá cao thì lãi hơn 9 triệu đồng, còn mất mùa chỉ được khoảng 2-3 triệu đồng. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn học. Năm 2017, ông được cán bộ của TTC Gia Lai tư vấn về chính sách đầu tư. Ông quyết định chuyển 1,5 ha bắp sang trồng mía. Đến nay, ông đã thu hoạch được 3 vụ. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận bình quân khoảng 50 triệu đồng/vụ, gấp 5-6 lần so với trồng bắp. “Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây mía, niên vụ 2020-2021, tôi thuê 4 ha đất để trồng mía. Thời tiết năm nay thuận lợi, năng suất dự ước đạt khoảng 130 tấn/ha. Với 5,5 ha mía, tôi dự ước lợi nhuận đạt hơn 250 triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư. Năm nay, gia đình sẽ đón một cái Tết đầm ấm nhờ cây mía. Hiện tôi tiếp tục thuê 3 ha nữa để đầu tư trồng mới”-ông Vang phấn khởi nói. 
Nông dân các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh thu hoạch mía (ảnh TTC Gia Lai cung cấp).
Nông dân các huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh thu hoạch mía (ảnh TTC Gia Lai cung cấp).
Nhận xét về vùng nguyên liệu mía của địa phương, ông Bùi Văn Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Hbông-cho biết: “Những năm gần đây, nhờ TTC Gia Lai đầu tư phát triển cây mía nên đời sống người dân được cải thiện, nhiều hộ sửa sang nhà cửa, mua thêm đất sản xuất, xe máy. Để tạo điều kiện cho người dân học tập kinh nghiệm cùng nhau phát triển cây mía, xã đã thành lập các tổ hội nghề trồng mía tham gia vào chuỗi liên kết với TTC Gia Lai cung cấp mía cho nhà máy chế biến. Niên vụ 2021-2022, UBND xã đã làm việc cùng TTC Gia Lai bàn kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, mục tiêu đến năm 2025, toàn xã sẽ trồng 1.500 ha mía”.
Vụ ép 2021-2022, TTC Gia Lai đã triển khai nhiều chính sách đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu mía tại các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, Kông Chro, Chư Sê, thị xã Ayun Pa và huyện Ea H’leo (tỉnh Đak Lak) nhằm đảm bảo công suất ép của nhà máy 6.000 tấn/ngày. Theo đó, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng như đào hồ, khoan giếng, kéo điện phục vụ tưới mía, hỗ trợ thiết bị tưới, cải tạo đồng ruộng với 5 triệu đồng/ha; tưới nhỏ giọt 15 triệu đồng/ha; đầu tư cho người trồng mía mở rộng diện tích, thuê đất 5 triệu đồng/ha; ứng vốn canh tác mía tơ 38-43 triệu đồng/ha theo từng hạng mục; chăm sóc mía gốc 22 triệu đồng/ha... Đặc biệt, trước tình trạng bệnh trắng lá mía bùng phát, TTC Gia Lai đã có những chính sách hỗ trợ người dân các khoản không hoàn lại, chú trọng nhân giống mía sạch bệnh, đẩy mạnh cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc, bón phân và thu hoạch… Nhờ những quyết sách phù hợp, đến nay, vùng nguyên liệu mía của TTC Gia Lai đạt hơn 10.000 ha, dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tới.
Bà Vũ Thị Lan-Giám đốc TTC Gia Lai-chia sẻ: “Những năm gần đây, TTC Gia Lai luôn đồng hành cùng người trồng mía thông qua nhiều chính sách đầu tư phù hợp để người dân yên tâm mở rộng diện tích sản xuất. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu để đáp ứng công suất nhà máy. Với giá mía như hiện nay, chúng tôi kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân”.
Gắn kết cùng chính quyền địa phương
Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm gần đây, TTC Gia Lai luôn đồng hành cùng chính quyền địa phương trong thực hiện an sinh xã hội. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, TTC Gia Lai đã hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân và các chốt phòng-chống dịch Covid-19 của huyện Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, thị xã Ayun Pa với tổng giá trị 500 triệu đồng; ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” thị xã Ayun Pa 150 triệu đồng xây dựng nhà “Đại đoàn kết”... Bên cạnh đó, TTC Gia Lai đã trao tặng cho ngành Y tế tỉnh 5 máy thở AIRVO 2, hơn 35.700 chiếc khẩu trang y tế và 5.500 bộ trang phục phòng-chống dịch cấp độ 3 với tổng giá trị gần 2 tỷ đồng.
TTC Gia Lai hỗ trợ vật tư y tế phòng-chống dịch Covid-19 cho ngành Y tế tỉnh. Ảnh: Bảo Trang
TTC Gia Lai hỗ trợ vật tư y tế phòng-chống dịch Covid-19 cho ngành Y tế tỉnh. Ảnh: Bảo Trang
TTC Gia Lai hỗ trợ người dân khu vực cách ly do dịch Covid-19 tại 4 huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh. Ảnh: Bảo Trang
TTC Gia Lai hỗ trợ người dân khu vực cách ly do dịch Covid-19 tại 4 huyện, thị xã phía Đông Nam tỉnh. Ảnh: Bảo Trang
“Thời gian tới, TTC Gia Lai tiếp tục đồng hành cùng chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội gắn với an sinh xã hội. Đặc biệt là tập trung phòng-chống dịch Covid-19 trong vùng nguyên liệu đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động và cán bộ, công nhân viên của Công ty. Chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng-chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên để cùng nhau làm giàu từ cây mía”-Giám đốc TTC Gia Lai thông tin.
BẢO TRANG

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Phương pháp rang thủ công sẽ giữ lại vị ngọt, bùi và vị ngậy đặc trưng mà không loại hạt điều công nghiệp nào sánh bằng. Ảnh: Vũ Thảo

Giữ lại tinh túy trong từng hạt điều sẻ

(GLO)- Sản xuất theo phương pháp rang củi thủ công truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị mới lạ, một nhà sản xuất ở Gia Lai đang nuôi ước mơ đưa hạt điều địa phương với hương vị đặc trưng vươn xa.

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

Hợp tác xã bắt nhịp thời đại số

(GLO)- Trong bối cảnh chuyển đổi số lan tỏa mạnh mẽ đến từng ngõ ngách đời sống, các HTX tại Gia Lai đang cho thấy sự năng động, nhạy bén khi mạnh dạn “lên sàn”, “lên sóng” để giới thiệu và bán sản phẩm qua các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, TikTok Shop, livestream Facebook.

null