Thành phố ở Việt Nam: 'Sao ngày ấy mình chưa thương Sài Gòn đúng cỡ'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phải gọi những con hẻm là đặc sản của Sài Gòn. Thành phố có hơn 5.000 con đường, nhưng có tới mấy chục ngàn con hẻm.

Từ ngày biết Sài Gòn tháng 5.1975, tôi đã biết những con hẻm. Mấy anh em chúng tôi ở rừng về thành phố, cứ thích đi bộ tới những nơi dân thật nghèo ở và sinh sống. Chỉ trong những con hẻm thời ấy mới có những cảnh đời như thế này: người dân quá nghèo dùng bìa các tông bỏ đi dựng nhà, dĩ nhiên là ở trong các con hẻm nhỏ, và họ sống ở đó. Mọi sinh hoạt đều diễn ra trong những "ngôi nhà" bằng các tông ấy.

Tôi yêu Sài Gòn bắt đầu từ những con hẻm.

Tình yêu Sài Gòn, với không ít người, thường bắt đầu từ những con hẻm

Tình yêu Sài Gòn, với không ít người, thường bắt đầu từ những con hẻm

Rất nhiều năm sau này, khi đứa con trai thứ của vợ chồng tôi đi học, rồi ra trường đi làm, rồi lập gia đình, rồi sinh những 3 đứa con, đều ở trong các con hẻm.

Nếu gọi TP.HCM là "Thành phố nghĩa tình", thì tình nghĩa ấy bắt đầu từ trong những con hẻm.

Người sống ở các con hẻm là người tứ xứ, khi tụ về Sài Gòn họ vẫn giữ được hồn cốt của những người nhà quê, sống thiệt thà đôn hậu, gắn bó với nhau, hay chuyện trò thân mật cùng nhau, nói như ông bà mình ở quê là "tối lửa tắt đèn" có nhau.

Người Sài Gòn sống bình dị phía trong những con hẻm

Người Sài Gòn sống bình dị phía trong những con hẻm

Gương mặt những con hẻm ở Sài Gòn cũng không giống nhau, độ rộng dài khác nhau, những cư dân trong hẻm cũng làm bao nhiêu việc, bao nhiêu nghề khác nhau, nhưng họ giống nhau ở cách sống nghĩa tình.

Có những người hướng dẫn du lịch, những giám đốc công ty du lịch Sài Gòn đã mong muốn, như một chuyên gia du lịch đã khẳng định:

"Hẻm là đặc sản du lịch sôi động nhất về nhịp sống Sài Gòn, nơi du khách có thể mục sở thị mọi sinh hoạt thị dân, từ gia đình cho tới cộng đồng. Họ thân thiết và tương trợ nhau như ở các làng quê".

Như thế là hoàn toàn có thể thiết kế những tour "du lịch hẻm" mà khách du lịch có thể "đi hoài không hết, tìm hiểu mãi chưa xong" về các con hẻm và người sống trong hẻm Sài Gòn.

Những con hẻm Sài Gòn luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị

Những con hẻm Sài Gòn luôn ẩn chứa nhiều điều thú vị

Tôi rất thú vị nếu ý tưởng du lịch này sớm thành hiện thực.

Nếu bạn yêu Sài Gòn bắt đầu từ những con hẻm, thì chúng ta dễ thành bạn của nhau.

Cách đây 3 năm, tôi viết được bài thơ về Sài Gòn nhan đề Sài Gòn "bao" đủ thứ, có những câu thơ như thế này:

Tôi yêu Sài Gòn từng con hẻm

người quê xa lại rất chơn tình

ngày Tết Đoan Ngọ, ngày rằm tháng Bảy

vẫn biếu nhau vài cái bánh vài chùm quả

"ăn lấy thảo mà anh!"

tôi yêu Sài Gòn màu xanh

ở thành phố mà cứ như ở làng

con tôi ngày trọ học được bà chủ nhà thương

như con đẻ

tôi từ Quảng vào thăm con, bà mời tôi ăn cơm tấm ghế

như mời người trong nhà

bây giờ cứ xót xa

sao ngày ấy mình chưa thương Sài Gòn đúng cỡ.

Mà "thương đúng cỡ" chính là thương từ những con hẻm. Người trong cùng hẻm vẫn đối xử với nhau theo cách "ngày Tết Đoan Ngọ, ngày rằm tháng Bảy/ vẫn biếu nhau vài cái bánh vài chùm quả/ "ăn lấy thảo mà anh!". Thật cảm động.

Những khi cần giới thiệu Sài Gòn với bạn bè trên thế giới, tôi nghĩ, nếu chúng ta giới thiệu những con hẻm ở Sài Gòn, từ lịch sử tới hiện tại, giới thiệu những đặc sắc của những con hẻm, để từ đó, du khách quốc tế có thể nhận ra những khác biệt giữa Sài Gòn với nhiều thành phố lớn khác trên thế giới, thì lo gì du khách quốc tế không chọn những tour du lịch hẻm Sài Gòn cơ chứ.

Hẻm ở Sài Gòn rất đa dạng

Hẻm ở Sài Gòn rất đa dạng

Sài Gòn là thành phố có rất nhiều tính cách đặc sắc, trong đó những cư dân trong các con hẻm sở hữu một cách sống không chỉ đặc sắc mà còn tiêu biểu về đối nhân xử thế, về tình nghĩa mà người Việt Nam quý trọng và tự hào.

Tìm hiểu về nhịp sống, về hoạt động của hẻm trong ngày, người ta nhận thấy chiều tối là lúc hẻm sôi động và ấm áp nhất. Bữa cơm tối làm nên sự sum họp, an vui và tình cảm gia đình.

Còn sáng sớm, người già tập thể dục, quán xá nhộn nhịp điểm tâm, trẻ con í ới gọi nhau đi học; người lớn tuổi tụ tập uống trà, hàn huyên bao chuyện.

Tôi cũng có những dịp đi nước ngoài, nhưng nói thật, những cảnh sinh hoạt như trong các con hẻm Sài Gòn thì chưa thấy.

Nếu chúng ta giới thiệu được những cảnh sinh hoạt của cư dân trong các hẻm Sài Gòn, tôi tin người nước ngoài đến du lịch Việt Nam sẽ rất thú vị, và họ "một đi còn nhiều lần trở lại".

Có thể lớp trẻ ngày nay sống có khác với những người lớn tuổi, cũng như những con hẻm ngày nay được mở rộng nhờ chính quyền vận động và nhân dân hưởng ứng hiến đất, nhưng "hồn những con hẻm" thì vẫn vậy. Nó bắt đầu từ những vùng nông thôn trong cả nước, nó đặc biệt tiếp thu cách sống "tình làng nghĩa xóm" để một thành phố lớn không chỉ "nhà nào biết nhà ấy" như tất cả những thành phố lớn khác trên thế giới.

Trong các con hẻm Sài Gòn, không chỉ có quyền riêng tư, mà còn có quyền cộng đồng, biết sống vì người khác, nghĩ về người khác.

Đó chẳng phải là đạo đức Việt Nam mà chúng ta đang biểu dương và gìn giữ đó sao?

Theo Thanh Thảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.