Thận trọng với các loại bánh trung thu trôi nổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quản lý thị trường gần đây liên tục kiểm tra phát hiện nhiều bánh trung thu nhập lậu, không nhãn mác khi Tết Trung thu sắp đến.

Bánh trung thu không rõ xuất xứ được phát hiện tại Tây Ninh. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường
Bánh trung thu không rõ xuất xứ được phát hiện tại Tây Ninh. Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường


Ngày 9.9, Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh Thanh Hà về hành vi kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cụ thể, qua kiểm tra tại cơ sở, Đội Quản lý thị trường số 1 phát hiện 1.524 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Qua quá trình xác minh, chủ hộ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ cũng như tính hợp pháp của số bánh trung thu nói trên. Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản hành chính và ban hành quyết định xử phạt số tiền 12 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật.

Trước đó vào ngày 8.9, Đội Quản lý thị trường  số 3, Cục Quản lý thị trường Gia Lai phát hiện và tạm giữ 139 kg bánh trung thu được đóng gói trong 59 thùng với tổng cộng trên 3.000 bánh trung thu các loại đang được vận chuyển tại thành phố Pleiku. Toàn bộ số hàng hóa trên là bánh trung thu có ghi nhãn tiếng nước ngoài nhưng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa...

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), trong bối cảnh Tết Trung thu đang đến gần và dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, bánh trung thu được rao bán trên mạng xã hội, các nhóm cộng đồng mua bán online, cộng đồng các khu dân cư với nhiều mức giá khác nhau, đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Tuy nhiên, việc mua - bán thực phẩm trực tuyến tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều đối tượng kinh doanh các loại bánh trung thu có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng; sản phẩm chứa các chất phụ gia không cho phép sử dụng hoặc vượt quá giới hạn cho phép; thực phẩm chứa các chất độc hại, ô nhiễm; thực phẩm bị hư hỏng biến chất do điều kiện bảo quản không bảo đảm...

Do đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng, cần chọn các sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng như có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản; sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng; sản phẩm cần đảm bảo không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường. Tuyệt đối không lựa chọn mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu. Hoặc cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng; không nên mua ở những fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng...

Theo An Yến (TNO)
 

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.