Thái Bình: Ăn tiết canh lợn rừng, 50 người bị ngộ độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau bữa cơm chế biến từ thịt lợn rừng tự nuôi, trong đó có món tiết canh sụn từ nhà ông Hoan, 50 người có biểu hiện đau bụng, sôi bụng, bụng ậm ạch, đi ngoài, đã điều trị tại nhà nhưng không đỡ, phải nhập viện điều trị.

 Một bệnh nhân đang được bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng thăm khám nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh lợn rừng (ảnh: TTXVN)
Một bệnh nhân đang được bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng thăm khám nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh lợn rừng (ảnh: TTXVN)



Thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình cho biết, từ rạng sáng ngày 11-6 đến nay, có 50 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cỗ tại nhà ông Cao Văn Hoan, thôn Phạm, xã Phú Châu, huyện Đông Hưng.

Theo đó, vào khoảng 18 giờ ngày 10-6, gia đình ông Hoan làm 13 mâm cơm (thức ăn chủ yếu là sản phẩm chế biến từ thịt lợn rừng do nhà tự nuôi và món tiết canh sụn lợn, lòng lợn luộc, cháo lòng), cho 107 người ăn gồm người trong gia đình và một số khách mời.

Đến khoảng 1 giờ sáng ngày 11-6, một số người có biểu hiện đau bụng, sôi bụng, bụng ậm ạch, đi ngoài, đã điều trị tại nhà nhưng không đỡ, phải nhập Bệnh viện đa khoa Đông Hưng điều trị. Đến sáng 11/6, có thêm 7 người điều trị tại bệnh viện. Từ chiều ngày 11 đến chiều 12-6, số người có triệu chứng ngộ độc tăng lên và đến nhập viện điều trị rải rác.

Ghi nhận đến sáng ngày 13-6, có 31 người điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Đông Hưng với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, như: buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, một số trường hợp có sốt nhẹ. Hiện, 31 bệnh nhân sức khỏe đã hồi phục.

Qua báo cáo điều tra của Trạm Y tế xã Phú Châu, bữa ăn tại nhà ông Cao Văn Hoan có 50 người có biểu hiện ngộ độc; một số người đến viện điều trị, số còn lại tự điều trị tại nhà, tất cả đều ăn tiết canh, lòng lợn.

Phía Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp Trạm Y tế xã Phú Châu đến nhà ông Cao Văn Hoan để lấy hai mẫu thịt lợn còn để trong tủ lạnh của gia đình, gồm một mẫu thịt tai lợn luộc chín và một mẫu thịt lợn sống để gửi mẫu đến Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Bình để kiểm nghiệm làm rõ nguyên nhân.

Đức Văn (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.