Tàu thám hiểm của NASA lập kỷ lục quãng đường bay xa nhất lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 1/1, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tàu vũ trụ New Horizons đã thực hiện chuyến bay xa nhất trong lịch sử khi tiếp cận được vật thể Ultima Thule ở Vành đai Kuiper.

Vào lúc 5 giờ 33 giờ GMT (tức 12 giờ 33 giờ Việt Nam), tàu New Horizons đã ở cách bề mặt của vật thể Ultima Thule khoảng 3.540km với tốc độ bay là 50.694km/h.

 
 Vành đai Kuiper chứa hàng tỷ vật thể, bao gồm sao chổi, các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương và vật thể như Ultima Thule. (Nguồn: NASA)
Vành đai Kuiper chứa hàng tỷ vật thể, bao gồm sao chổi, các hành tinh lùn như Sao Diêm Vương và vật thể như Ultima Thule. (Nguồn: NASA)


Ultima Thule ở cách Mặt Trời 6,4 tỷ km và cách Diêm vương tinh 1,6 tỷ km, là vật thể xa nhất mà một tàu vũ trụ từng bay qua cho đến thời điểm này.

Quá trình quay video của chuyến đi là không thể do sẽ nó mất tới 6 giờ để truyền tín hiệu từ Trái Đất đến tàu vũ trụ và thêm 6 giờ nữa để nhận được phản hồi từ con tàu.

Ultima Thule không chỉ là vật thể xa nhất, mà thậm chí là cổ xưa nhất từng được con người phát hiện.

Các nhà khoa học cho biết Ultima Thule là độc nhất vô nhị bởi nó là tàn tích từ thuở sơ khai của hệ Mặt Trời và có thể đem lại câu trả lời về nguồn gốc các hành tinh.

Vật thể này đang ở trong tình trạng đóng băng sâu đến mức gần như bảo toàn nguyên dạng cấu trúc ban đầu.

Việc tiếp cận được vật thể này này mở ra hy vọng về việc tìm hiểu quá trình các hành tinh được hình thành. Kết quả này sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học có cái nhìn rõ ràng hơn về hệ Mặt Trời.

Hiện các nhà khoa học cũng chưa rõ hình dạng cụ thể của Ultima Thule. Vật thể này đã được phát hiện năm 2014 với sự trợ giúp của kính viễn vọng không gian Hubble và được cho là có kích cỡ 19-32km.

Tàu thám hiểm sẽ chụp 900 bức ảnh trong quá trình bay qua Ultima Thule. Hình ảnh sớm nhất sẽ được gửi về trong 3 ngày tới.

Trước đó một ngày, tàu vũ trụ khác của NASA là OSIRIS-REx cũng lập kỷ lục khi đi lần đầu tiên đi vào quỹ đạo của tiểu hành tinh Bennu, vật thể nhỏ nhất có đường kính 500m.

Quỹ đạo nằm cách Trái Đất 110 triệu km này đánh dấu một bước ngoạt trong lịch sử nhân loại, bởi hiện chưa có tàu vũ trụ nào bay quanh được một vật thể nhỏ gần đến như vậy, với đủ trọng lực để khiến tàu di chuyển ổn định trong quỹ đạo.

Hai kỳ tích trên diễn ra đúng ngày kỷ niệm 50 năm lần đầu tiên con người khám phá được thế giới khác, khi tàu Apollo 8 lần đầu tiên đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ vào đến vùng tối của Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn vào tháng 12/1968.

Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.