Tàu lặn mới của Trung Quốc hoàn thành chuyến thám hiểm đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong chuyến thám hiểm, tàu lặn Dũng sỹ Biển sâu, có khả năng lặn xuống độ sâu 4.500m, đã di chuyển quãng đường 17.000 hải lý, và đã thực hiện 62 lần lặn.
 Tàu lặn có người lái Dũng sỹ biển sâu tại cảng ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tàu lặn có người lái Dũng sỹ biển sâu tại cảng ở Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 10/3, tàu nghiên cứu khoa học Thám Sách-1 (Tansuo-1) của Trung Quốc, chở theo tàu lặn có người lái mang tên Dũng sỹ biển sâu (Shenhai Yongshi) đã cập cảng ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, sau khi kết thúc chuyến thám hiểm đầu tiên ở Ấn Độ Dương.
Chuyến thám hiểm trên, kéo dài 121 ngày, do Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc tổ chức từ ngày 10/11/2018. Các nhà khoa học từ 10 viện nghiên cứu của Trung Quốc và nước ngoài đã được mời tham gia chuyến nghiên cứu dưới biển sâu.
Trong chuyến thám hiểm, tàu lặn Dũng sỹ Biển sâu, có khả năng lặn xuống độ sâu 4.500m, đã di chuyển quãng đường 17.000 hải lý, và đã thực hiện 62 lần lặn.
Trong khi đó, các nhà khoa học đã khảo sát được năm khu thủy nhiệt dưới biển sâu, thu thập nhiều mẫu vật để phục vụ nghiên cứu môi trường sinh thái.
Việc nghiên cứu, phát triển con tàu lặn này kéo dài tám năm, với sự tham gia của hơn 90 công ty và tổ chức của Trung Quốc.
Tàu Dũng sỹ biển sâu đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm vào các năm 2017 và 2018.
Ngọc Hà (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

500 nhà khoa học, lãnh đạo quốc tế bàn về trí tuệ nhân tạo cho tương lai

Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn và vững bền, các hệ thống trí tuệ tăng cường kết hợp trí tuệ tự nhiên và trí tuệ nhân tạo, Chính phủ sử dụng AI phục vụ tốt nhất cho công dân... là những vấn đề thời sự toàn cầu được các nhà khoa học quốc tế thảo luận tại hội thảo diễn ra sáng nay 11.1.