Tạp chí Văn nghệ Gia Lai: Nuôi dưỡng đam mê sáng tạo văn chương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ra đời cách đây 42 năm, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai không chỉ là nơi tôn vinh các tác phẩm văn học-nghệ thuật giàu giá trị, cổ vũ phong trào sáng tác mà còn phát hiện, nuôi dưỡng đam mê sáng tạo văn chương cho nhiều cây viết.



“Ngôi nhà chung” của nhiều thế hệ cầm bút

Trao đổi với P.V, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan-Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, đồng thời là người chịu trách nhiệm xuất bản Tạp chí Văn nghệ Gia Lai-khẳng định: Hơn 40 năm song hành cùng lịch sử đất nước, Tạp chí đã hình thành nên một đội ngũ sáng tác trưởng thành, với nhiều tác phẩm văn học-nghệ thuật có giá trị. Ngay từ những ngày đầu hình thành với lượng xuất bản hạn chế, mỗi số của Tạp chí trở thành món ăn tinh thần được chờ đón. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, Tạp chí đều ghi dấu ấn riêng bởi một thế hệ người cầm bút với những phong trào sáng tác mới, nhưng đều nhận được sự yêu mến, khích lệ, cổ vũ của bạn đọc.

Ông Lê Bá Tuế là một trong những người tích cực cộng tác với Tạp chí Văn nghệ Gia Lai ngay từ những ngày mới thành lập. Ông có khá nhiều kỷ niệm với tạp chí này cũng như với bạn văn cả tỉnh. Ông tâm sự: “Sóng vàng Đak Bla” viết năm 1979 là bài thơ đầu tiên tôi được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Tôi không nhớ nhuận bút được bao nhiêu nhưng lần đầu tiên có thơ đăng trên tạp chí văn nghệ địa phương, cảm giác sung sướng khó tả lắm! Tôi cộng tác thơ là chủ yếu, nhưng thỉnh thoảng cũng có thêm tản văn, bút ký, phóng sự. Tuy nhiên, ở mảng ký và phóng sự phải kể đến nhà báo Ngọc Tấn. Mỗi bài viết của anh đăng trên tạp chí lúc nào cũng thu hút người đọc bởi cách đi sâu khai thác thân phận con người bằng sự thấu cảm, cái nhìn đậm chất nhân văn”.

Một số ấn phẩm của Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Ảnh: N.B
Một số ấn phẩm của Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Ảnh: N.B



Là người làm báo nhưng Lê Bá Tuế xuất hiện khá thường xuyên trên thi đàn. Bởi vậy, khi nhắc tới ông, người ta thường nhớ tới một nhà thơ với ngòi bút thuần hậu, đầy tình người. Ông kể: “Những năm 80 của thế kỷ trước, đời sống của văn nghệ sĩ nghèo lắm. Thế nhưng, mỗi lần nhận nhuận bút, đâu chừng khoảng 10 đồng, chúng tôi lại rủ nhau làm vài xị rượu, đọc thơ cho nhau nghe trong niềm hạnh phúc, sung sướng, rồi động viên, khích lệ nhau sáng tác”. Theo ông, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai khi đó được tổ chức đã khá chỉn chu, quy tụ được những cây viết hàng đầu như: Văn Công Hùng, Thu Loan, Hương Đình, Phạm Đức Long, Chử Anh Đào, Ngọc Tấn, Lê Nhược Thủy, Quang Vĩnh Khương… Nhưng thời kỳ khó khăn nhất ấy cũng chính là giai đoạn phát triển rực rỡ của Tạp chí khi liên tục giới thiệu được những tác phẩm nổi bật của các cây bút tài hoa, kiêu hãnh sánh bước cùng nền văn nghệ cả nước. Thế hệ kế tiếp có bút lực dồi dào và khí chất riêng phải kể đến Ngô Thanh Vân, Hoàng Thanh Hương, miêndi, Trương Lệ Hằng… Sau đó, cũng nhờ uy tín và chất riêng, Tạp chí còn kết nối được những người cầm bút cả nước, trong đó có những tên tuổi lớn như: Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Trọng Tạo…

Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan đánh giá: Ngoài những tên tuổi đã khẳng định chỗ đứng trong đời sống văn nghệ, Tạp chí còn góp phần phát hiện và bồi dưỡng các tác giả trẻ như: Lê Vi Thủy, Kim Sơn, Đào An Duyên, Tạ Ngọc Điệp, Nguyễn Minh Tuấn, Lữ Hồng... thành những cây bút chững chạc, trưởng thành. Trong đó, nhiều tác giả bền bỉ sáng tác, thường xuyên có sáng tác mới ra mắt công chúng yêu văn chương tỉnh nhà và cả nước.

Chị Tạ Ngọc Điệp-một cây bút trẻ tích cực cộng tác với Tạp chí Văn nghệ Gia Lai-chia sẻ: “Với những người viết trẻ như tôi, mỗi điều viết ra đều chứa đựng rất nhiều trăn trở. Đó là sự nghèo khó ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, về nạn tảo hôn ở Tây Nguyên, về nạn chặt phá rừng. Những vấn đề tưởng chừng khô khan nhưng qua lăng kính văn chương, chúng tôi muốn truyền tải đến người đọc những thông điệp riêng của mình, tìm kiếm sự đồng cảm để cùng nhau gìn giữ những điều tốt đẹp, những giá trị văn hóa bản địa, cốt cách con người”. Chị Điệp cũng cho rằng, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai chính là nơi nuôi dưỡng đam mê sáng tác văn chương cho những người cầm bút trẻ như chị. Những đợt sinh hoạt, sáng tác đã giúp người viết trẻ thêm đam mê, nỗ lực sáng tạo để có những tác phẩm chất lượng phục vụ đời sống.

Tác giả Lê Vi Thủy cũng cho rằng chính Tạp chí Văn nghệ Gia Lai là chất “xúc tác” khiến chị quyết tâm theo đuổi nghiệp văn. Chị kể: “Tôi đến với văn chương cũng là một sự tình cờ vì bản thân là dân hội họa. Tạp chí chính là cái nôi nuôi dưỡng quá trình phát triển sự nghiệp văn chương của tôi. Đến nay, tôi đã xuất bản được 2 cuốn sách riêng cho mình bao gồm 1 tập thơ và 1 tập truyện ngắn. Những tác phẩm đầu tiên của tôi được Tạp chí chọn đăng là động lực không nhỏ cho tôi tiếp tục sáng tác thêm nhiều tác phẩm mới”.

Trăn trở đổi mới

Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan cho biết, để đáp ứng thị hiếu bạn đọc nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu, tôn chỉ, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai không ngừng đổi mới, cải tiến theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hơn. Tạp chí liên tục xây dựng những chuyên mục mới, xuất hiện đều đặn theo định kỳ, giới thiệu được nhiều chân dung văn nghệ sĩ, những sáng tác mới qua các chuyên mục “Thơ tự chọn”, “Mỗi tháng một chân dung”, “Thời luận”, “Thơ mới”… Bên cạnh đó, các sự kiện lớn của tỉnh, của đất nước đều được Tạp chí đề cập và tổ chức bài vở nghiêm túc, có sự đóng góp của các cây bút hàng đầu đang công tác trên các lĩnh vực khác nhau nên nội dung phong phú, tràn đầy hơi thở cuộc sống. Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nhìn nhận: “Lực lượng sáng tác đóng góp cho Tạp chí khá đa dạng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhà giáo, nhà báo, kỹ sư, bác sĩ… Tuy không phải là những người hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp nhưng sáng tác của họ được công chúng đón nhận, yêu mến bởi sự tài hoa, sáng tạo thấm đẫm trong từng trang viết. Lực lượng sáng tác xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau, hoạt động trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực nên các tác phẩm của họ đã thể hiện được sự phong phú của đời sống, làm nên sức sống cho Tạp chí”.

Tuy nhiên, trăn trở lớn nhất hiện nay của những người chịu trách nhiệm xuất bản Tạp chí Văn nghệ Gia Lai là đội ngũ biên tập viên còn khá trẻ về tuổi đời, thiếu kinh nghiệm, vốn sống nên khó khăn nhất định trong công tác tổ chức, sản xuất. Hiện Tạp chí xuất bản mỗi tháng 1 số, 92 trang, số lượng phát hành 700-1.000 cuốn/số nên độ “phủ sóng” chưa rộng. Tạp chí vẫn được đầu tư chăm chút nội dung lẫn hình thức nhưng không thể phủ nhận ở phần nào đó vẫn thiếu cái chất riêng so với hàng chục năm trước làm nhiều người cảm thấy tiếc nuối. Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan còn “bắt mạch” thêm một số cái khó như lực lượng sáng tác hiện nay tương đối đông nhưng số người sáng tạo văn học nghệ thuật chuyên nghiệp không nhiều. Đội ngũ tác giả trẻ do hạn chế về vốn sống, trải nghiệm thực tế nên quanh quẩn với những đề tài cũ mòn, ít để tâm hoặc chưa đủ sức dấn thân vào những đề tài lớn, mang tính tư tưởng cao. Đặc biệt, theo ông, mảng lý luận phê bình trên Tạp chí vẫn còn khá hạn chế.

 

NGUYÊN BÌNH

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.