Tạo đột phá trong sản xuất rau, hoa và cây ăn quả - Kỳ cuối: Để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc quyết liệt nhằm quy hoạch, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung gắn với nhà máy chế biến cũng như quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Qua đó, từng bước nâng cao giá trị, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm rau, hoa, quả trên thị trường xuất khẩu.

Phát triển vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến

Nghị quyết số 10-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển cây ăn quả theo quy mô tập trung, bền vững, hiệu quả và tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác. Đồng thời, tập trung xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến sâu một số loại rau, quả theo công nghệ tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 phát triển, mở rộng diện tích canh tác rau khoảng 20.000 ha; diện tích hoa, cây cảnh khoảng 300-350 ha và diện tích cây ăn quả khoảng 55.000 ha.

Phát triển vùng nguyên liệu cần gắn với các nhà máy chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ảnh: Ngọc Sang

Phát triển vùng nguyên liệu cần gắn với các nhà máy chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Ảnh: Ngọc Sang

Theo đó, cấp ủy các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU và Đề án phát triển sản xuất rau, hoa, cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau, cây ăn quả và hình thành, phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ…

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê thông tin: “Thời gian tới, huyện chú trọng xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa, quả có lợi thế của địa phương theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng rau, hoa, cây ăn quả và phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp. Đặc biệt, huyện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút dự án đầu tư có đủ năng lực dẫn dắt thị trường, tạo ra nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Khuyến khích phát triển chế biến rau, quả đặc sản và sản phẩm OCOP nhằm ổn định, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian sử dụng”.

Còn ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ thì cho hay: Thời gian qua, việc liên kết sản xuất gắn với quảng bá nhãn hiệu và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn trên địa bàn huyện còn tồn tại một số khó khăn như: tổng diện tích rau xanh sản xuất an toàn (VietGAP) chỉ đạt khoảng 60 ha; nhận thức của người dân về sản xuất rau an toàn theo chuỗi liên kết còn hạn chế, gây khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới; sản phẩm có chất lượng không đồng đều… dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó, hiệu quả kinh tế chưa cao.

“Xuất phát từ tình hình thực tế và định hướng phát triển của địa phương, cuối năm 2022, Ban Thường vụ Huyện ủy đã thông qua chủ trương thực hiện Dự án “Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận gắn với tiêu thụ sản phẩm rau Đak Pơ, tỉnh Gia Lai” với tổng kinh phí gần 650 triệu đồng. Theo đó, định hướng của huyện là tiếp tục mở rộng và phát triển diện tích vùng rau an toàn đến năm 2030 đạt 500 ha. Trong đó, tập trung xây dựng hình thành vùng sản xuất rau gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến”-ông Hiệp thông tin.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, Gia Lai đã và đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến. Ông Nguyễn Tiến Dũng-Giám đốc Khối quản lý và phát triển vùng trồng (Công ty cổ phần Nafoods Group) cho hay: Công ty xác định Gia Lai là địa bàn chiến lược trong phát triển cây chanh dây trong thời gian tới. Chính vì vậy, Công ty tập trung đẩy mạnh đầu tư toàn bộ dự án với diện tích 10 ha tại xã Chư Á (TP. Pleiku), tổng kinh phí 400 tỷ đồng. Theo đó, Công ty tập trung đầu tư tổ hợp từ sản xuất, nghiên cứu để sản xuất ra giống chanh dây cho đến hình thành vùng nguyên liệu, thu mua sản phẩm cho bà con và chế biến chuyên sâu với công suất 200 tấn/ngày.

Hệ thống chính trị Gia Lai cần vào cuộc quyết liệt hơn trong triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển ngành rau, hoa và cây ăn quả. Ảnh: Quang Tấn

Hệ thống chính trị Gia Lai cần vào cuộc quyết liệt hơn trong triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển ngành rau, hoa và cây ăn quả. Ảnh: Quang Tấn

“Hiện nay, Công ty đang phát triển 1.000 ha vùng trồng ở khắp các địa bàn của tỉnh Gia Lai, đồng thời, liên kết với 22 hợp tác xã và tổ hợp tác. Vùng trồng có truy xuất nguồn gốc và quản lý theo phần mềm cài đặt trên smartphone để có thể hỗ trợ bà con nông dân về vấn đề tư vấn, dự báo sâu bệnh, thu hoạch. Năm 2024, Công ty đặt mục tiêu liên kết với 50 HTX trồng 2.500 ha chanh dây để cung cấp cho nhà máy. Chúng tôi cam kết thu mua 100% sản phẩm cho bà con trong vùng trồng của Công ty. Như vậy, vùng trồng của Công ty trong 2-3 năm tới sẽ tăng lên khoảng 7.000 ha, chiếm hơn 30% theo quy hoạch của tỉnh (25 ngàn ha). Bên cạnh đó, Công ty đang sử dụng gần 400 cán bộ, công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh, trong đó có khoảng 180 người dân tộc thiểu số. Khi mở rộng các hoạt động và vùng nguyên liệu thì Công ty tuyển dụng khoảng 500-600 lao động trên địa bàn”-ông Dũng nói.

Mở rộng thị trường

Gia Lai đang nỗ lực xây dựng hệ thống thông tin thị trường rau, hoa, quả toàn diện và hiện đại với việc ứng dụng công nghệ số trong thu thập và quản lý dữ liệu. Đồng thời, nâng cao năng lực về khả năng nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường rau, hoa, quả và các sản phẩm chế biến từ rau, hoa, quả; xây dựng cơ sở dữ liệu về vệ sinh an toàn thực phẩm và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất và quản lý nguồn gốc sản phẩm.

Cùng với đó, đẩy mạnh hoạt động bảo hộ, khai thác, phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm rau, hoa, quả của tỉnh dưới các nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý; hình thành và phát triển đa dạng các phương thức kinh doanh tiêu thụ rau, quả theo chuỗi bền vững, ứng dụng thương mại điện tử và truy xuất nguồn gốc phù hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất địa phương và yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Ông Nguyễn Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đak Pơ-cho biết: Việc triển khai Dự án “Phát triển nhãn hiệu chứng nhận gắn với tiêu thụ sản phẩm rau Đak Pơ, tỉnh Gia Lai” sẽ cung cấp cho thị trường sản phẩm rau sạch đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng. Đồng thời, huyện đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới vào sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận trên cùng đơn vị diện tích, tạo đầu ra ổn định cho cây rau. Huyện cũng hướng tới quảng bá hình ảnh thương hiệu, nhãn hiệu rau Đak Pơ trên thị trường để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Gia Lai đang nỗ lực xây dựng hệ thống thông tin thị trường rau, hoa, quả toàn diện và hiện đại với việc ứng dụng công nghệ số trong thu thập và quản lý dữ liệu. Ảnh: Quang Tấn

Gia Lai đang nỗ lực xây dựng hệ thống thông tin thị trường rau, hoa, quả toàn diện và hiện đại với việc ứng dụng công nghệ số trong thu thập và quản lý dữ liệu. Ảnh: Quang Tấn

Theo Đề án phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2040, Gia Lai phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất rau, hoa, cây ăn quả đạt trên 26.500 tỷ đồng (so với giá năm 2020) và năm 2030 đạt trên 54.370 tỷ đồng; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác rau, hoa, cây ăn quả năm 2025 đạt bình quân khoảng 350 triệu đồng và năm 2030 đạt khoảng 450 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 300-350 triệu USD và năm 2030 đạt 500-600 triệu USD.

“Để tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm rau Đak Pơ, thời gian tới, huyện đẩy mạnh hoạt động kết nối phát triển thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp tục tìm kiếm các đối tác tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP với mục tiêu tiến đến xây dựng thương hiệu vùng rau an toàn của huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Đồng thời, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường, xây dựng tem truy xuất nguồn gốc, mã vạch đối với sản phẩm rau. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, quảng bá thương hiệu và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm rau Đak Pơ”-ông Trường thông tin thêm.

Trao đổi với P.V, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cho hay: Thời gian tới, tỉnh tiếp tục kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, các công nghệ lõi, hợp tác liên kết; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả như: mì, mía, cao su… sang trồng rau, cây ăn quả gắn với nhà máy sơ chế, chế biến để đáp ứng nhu cầu của các nước nhập khẩu. Đồng thời, quy hoạch, xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu rau, quả đủ lớn có thể cung cấp cho các cơ sở, nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng thâm canh tập trung, quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp tốt gắn với công nghiệp chế biến. Hướng dẫn các địa phương phát triển mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… nhằm nâng cao chất lượng, thương hiệu rau, hoa, quả của Gia Lai trên thị trường quốc tế.

“Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chúng ta cần có quy hoạch, định hướng phát triển một cách bài bản, có sự định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước cùng sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, người dân thông qua chuỗi liên kết. Nếu làm được như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đạt doanh số xuất khẩu rau, hoa, quả trên địa bàn tỉnh lên khoảng 1 tỷ USD trong thời gian tới”-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT khẳng định.

Còn Giám đốc Sở Công thương Phạm Văn Binh thì thông tin: Thời gian tới, Sở tiếp tục tích cực mời gọi, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia tìm kiếm thị trường xuất khẩu theo các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại của Bộ Công thương và các đơn vị khác.

Cùng với đó, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ rau, hoa, quả tại thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, ngành sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do; phổ biến kiến thức về hội nhập quốc tế, chính sách, pháp luật thương mại của các nước cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ đó, giúp các doanh nghiệp kịp thời nắm bắt những thời cơ và ứng biến linh hoạt trước thách thức khi hội nhập quốc tế cũng như có biện pháp tích cực và chủ động phòng tránh rủi ro để phát triển xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.