Tảng đá kỳ lạ in hình đầu người và đôi bàn tay ở Thành nhà Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Trải qua hơn 600 năm, di sản thế giới Thành nhà Hồ vẫn còn ẩn chứa nhiều điều mà đến nay vẫn chưa ai có thể lý giải được, trong số đó có tảng đá in dấu đầu người và 2 bàn tay tại đền thờ nàng Bình Khương.
 


Thành Nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ. Ngày 27-6-2011, Thành nhà Hồ chính thức được Tổ chức Văn hóa - Khoa học và Giáo dục Liêp Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới.
 

Di sản thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Di sản thế giới Thành nhà Hồ ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa


Hơn 600 năm tồn tại, Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt chứa đựng bao nhiêu điều bí ẩn, xen kẽ những huyền tích là câu chuyện xung quanh việc xây thành vẫn lôi cuốn mọi người, trong đó chuyện nàng Bình Khương đập đầu vào đá tuẫn tiết kêu oan cho chồng vẫn vang vọng tới tận bây giờ.

Theo sử sách ghi lại, nàng Bình Khương là vợ của Trần Công Sỹ (Cống Sinh), là một vị quan được Hồ Quý Ly giao cho giám sát và đốc thúc quân lính xây dựng đoạn thành phía Đông. Lúc này, việc dời đô vô cùng cấp bách bởi quân Minh đã nhiều lần nhăm nhe vượt ải Bắc tiến vào nước ta. Tiến độ xây thành đang gấp rút từng ngày, thế nhưng đoạn thành phía Đông do Trần Công Sỹ phụ trách cứ xây gần xong lại sập, không ai rõ nguyên nhân do đâu.


 

Khu vực thành xây bị đổ liên tục khiến Trần Công Sỹ bị Hồ Quý Ly chôn sống
Khu vực thành xây bị đổ liên tục khiến Trần Công Sỹ bị Hồ Quý Ly chôn sống



Nghi ngờ Trần Công Sỹ làm phản, cố ý làm chậm tiến độ xây thành, Hồ Quý Ly tức giận đã cho người chôn ông ngay vào tường thành để làm gương và răn đe quân lính. Ở quê nhà, nghe tin chồng bị chôn sống, nàng Bình Khương đã chạy đến kêu oan cho chồng, nhưng nỗi oan trời xanh không thấu và để giữ tiết thủy chung nghĩa vợ chồng, nàng đã đập đầu vào tảng đá xanh nơi chồng bị chôn vùi để tuẫn tiết. Kỳ lạ thay, tảng đá nơi nàng Bình Khương đập đầu ấy lõm sâu xuống in hình đầu người và hai bàn tay.

500 năm sau, đến đời vua Đồng Khánh (nhà Nguyễn) người ta nghe tin đồn về dấu tay và đầu nàng Bình Khương vẫn còn in rõ trên phiến đá tường thành sau mấy trăm năm, nên khách xa gần hiếu kỳ tìm về đây rất đông. Viên hào lý trong làng Đông Môn lo ngại tiếng đồn ngày càng vang xa sẽ gây phiền phức nên đã thuê thợ về đục cả phiến đá đem chôn xuống lòng đất.

 

Đền thờ nàng Bình Khương
Đền thờ nàng Bình Khương


Bấy giờ, Tri phủ Đoàn Thước nghe tin, sai lính tìm bằng được và đào phiến đá đó lên, lắp đúng vào chỗ cũ và khắc dòng chữ "Trần triều Cống Sinh - Bình Khương nương, phu nhân tri thạch" (tạm dịch Tảng đá nàng Bình Khương - Phu nhân của Trần triều Cống Sinh). Tri phủ lại dựng thêm một phiến đá ở chân thành, nơi xưa kia Cống Sinh bị chôn lấp, trên đó cũng khắc một dòng chữ "Trần triều Cống Sinh - Bình Khương phu quân chi biếm" (có nghĩa nơi chôn lấp chồng nàng Bình Khương, là Cống Sinh triều Trần).

Cảm thương tình cảm của nàng Bình Khương dành cho chồng, người dân địa phương đã lập đền thờ nàng ngay sát chân Thành nhà Hồ, cạnh nơi chồng nàng bị chôn sống (ngày nay thuộc làng Đông Môn, xã Vĩnh Long). Năm 1903, tổng đốc Vương Duy Trinh đã làm sớ tâu lên nhà vua ban sắc phong cho nàng Bình Khương 4 chữ: "Tiết liệu khả phong". Đền thờ nàng Bình Khương nằm ở phía Đông Thành nhà Hồ. Sau đền là mộ chồng nàng Trần Công Sỹ. Bên phải đền có một cái ao nhỏ mà điều kì lạ là dù nắng to hay hạn hán thế nào, ao cũng không bao giờ cạn nước. Xung quanh đền thờ quanh năm rợp bóng cây xanh tươi mát.


 

 
 Tảng đá in hình đầu người và đôi bàn tay trong đền thờ nàng Bình Khương
Tảng đá in hình đầu người và đôi bàn tay trong đền thờ nàng Bình Khương


Trong bản đại xướng Thành Hồ, người ta vẫn thường xem đền thờ nàng Bình Khương như một nốt trầm mang nhiều ý nghĩa. Đó là ý nghĩa về tình cảm vợ chồng thủy chung son sắt và cũng có người còn cho rằng nó mang ý nghĩa tố cáo. Đền thờ nàng tuy có quy mô nhỏ nhưng đã có nhiều danh sĩ tới thăm viếng và làm thơ đề vịnh như Nguyễn Xuân Ôn, Như Bá Sĩ, Hồ Đức Dư, Đỗ Xuân Cát, Vương Duy Trinh...

"Đây là một ngôi đền rất thiêng nên hàng năm cứ vào mùng một, ngày rằm hay những ngày đầu xuân, có rất nhiều du khách và người dân địa phương đến thắp hương cầu tình duyên, con cái, bình an"- bà Vũ Thị Lựu, người trông coi đền nàng Bình Khương, chia sẻ.


 

.

Clip hướng dẫn viên du lịch kể về câu chuyện trong quá trình xây dựng Thành nhà Hồ



Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thế giới Thành nhà Hồ, cho biết trong những năm qua, đơn vị đã đón hàng vạn du khách về tham qua di sản và đền thờ nàng Bình Khương là một trong những điểm rất nhiều du khách tới vãn cảnh, dâng hương cầu may mắn, bình an.

Bài-ảnh-video: Tuấn Minh
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.