Tảng đá khắc 10 dòng chữ Chăm cổ bên bờ biển Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Văn bia cổ bên bờ biển Sa Huỳnh được khắc ở khu vực có hơn 10 giếng Chăm, có giá trị trong nghiên cứu lịch sử.
Bên bờ biển Vũng Bàng, thôn Thạnh Đức 1, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có nhiều tảng đá bazan lớn. Lẫn trong đó có tảng đá ngang 1,2 m, dọc 1,5 m, với một mặt phẳng hướng về phía Nam, khắc mười dòng chữ Chăm cổ (chữ Phạn).
Tảng đá bazan được khắc 10 dòng chữ Chăm ở Sa Huỳnh. Ảnh: Phạm Linh.
Tảng đá bazan được khắc 10 dòng chữ Chăm ở Sa Huỳnh. Ảnh: Phạm Linh.
Từ lâu, người dân địa phương đã biết tảng đá này, song không biết những dòng chữ khắc trên đó có nội dung gì. Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó giám đốc Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi phỏng đoán, đây là văn bia ngoài trời của người Chăm, phổ biến ở những thế kỷ đầu công nguyên. "Ở giai đoạn muộn hơn, người Chăm có những bia đặt trong đền tháp", ông Khôi nói. 
Bảo tàng tỉnh đang phối hợp với viện Viễn Đông Bác cổ dịch nội dung văn bia và xác định chính xác niên đại.
Ông Khôi cho hay một số bia đá tương tự đã được tìm thấy ở các tỉnh khác. Trong đó, giá trị nhất là bia Võ Cạnh ở Nha Trang (Khánh Hòa), niên đại thế kỷ 2-3, được đưa về viện Viễn Đông Bác cổ năm 1910 và đang lưu trữ tại Bảo tàng Lịch sử - đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Nội dung nói về sự hình thành của Vương quốc Chăm Pa.
"Bia ở Sa Huỳnh có 10 dòng chữ là tương đối hiếm", ông Khôi nhận định và cho biết chữ khắc trên đá cho thấy kỹ thuật cao của người Chăm. "Chữ sắc nét trên mặt phẳng đá bazan, nếu bút không tốt thì sẽ không được như vậy vì đá này dễ vỡ. Bia được đặt ở vị trí này chứng tỏ đây là vùng biển nổi tiếng", ông nói.
 Chữ Chăm cổ khắc trên đá. Ảnh: Phạm Linh.
Chữ Chăm cổ khắc trên đá. Ảnh: Phạm Linh.
Ngoài ra, ở ngọn núi phía Tây Bắc văn bia, các nhà khoa học còn tìm thấy dấu tích cư trú của người Chăm. Từ trên núi có con đường đá xuống biển, dẫn đến bia đá. Xung quanh khu vực có hơn 10 giếng cổ. "Qua vị trí, độ sâu, chúng tôi xác định đây là giếng người Chăm đào để cung cấp nước ngọt cho các thương thuyền neo gần bờ", tiến sĩ nói và cho biết các giếng này vốn hình vuông, nhưng được người Việt sửa thành giếng tròn.
Những dấu tích này cho hình dung về cộng đồng người Chăm sống trên các núi đồi gần biển để tránh triều dâng, sống bằng nghề đánh bắt cá và săn bắn thú nhỏ. Ông Khôi cho rằng những dấu tích Chăm Pa ở Sa Huỳnh thể hiện sự hòa hợp, nối tiếp của hai nền văn hóa Sa Huỳnh và Chăm Pa.
"Hiện chữ không còn sắc nét như 30 năm trước tôi đến chụp hình, chân đá bị bong tróc. Sau khi dịch nội dung trên văn bia, ngành văn hóa có thể lập hồ sơ Bảo vật Quốc gia, xây dựng mái che để bảo vệ di tích", lãnh đạo bảo tàng tỉnh cho biết.
Giếng cổ hiện không còn được dùng. Ảnh: Phạm Linh.
Giếng cổ hiện không còn được dùng. Ảnh: Phạm Linh.
Sa Huỳnh là địa danh không có địa giới hành chính ở xã Phổ Thạnh và Phổ Châu, huyện Đức Phổ. Đây là nơi tìm thấy dấu vết của một trong ba cái nôi văn minh cổ trên lãnh thổ Việt Nam. Tỉnh Quảng Ngãi đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận vùng Lý Sơn - Sa Huỳnh là Công viên địa chất toàn cầu, với các đặc điểm nổi bật về địa chất và di sản văn hóa.
Phạm Linh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

Nhân văn lễ trưởng thành của người Jrai

(GLO)- Tôi thấy vô cùng hạnh phúc và đúng đắn khi quyết định gắn bó đời mình với mảnh đất Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Không chỉ là nơi đầy nắng và gió mà Krông Pa còn có nhiều trầm tích văn hóa của người bản địa Jrai, được thể hiện rõ rệt nhất qua các lễ hội.

Một dòng huyền tích

Một dòng huyền tích

Mỗi lần đi qua cầu Đuống, tôi bất giác nhìn về phía hạ lưu, trong đầu ngân lên mấy câu thơ của Hoàng Cầm “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh, nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ”.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Giữ lửa văn hóa Cơ Tu

Cơm rừng, rượu trời, nói lý hay múa tung tung da dá,...là nét đặc sắc trong văn hóa người đồng bào Cơ Tu, đã và đang được TP Đà Nẵng cố gắng bảo tồn.

Từ trái sang: 4 chị em người Bahnar Đinh Thị Hiền, Đinh Thị Hồng, Đinh Thị Hà, Đinh Thị Hương. Ảnh: M.C

Bốn chị em người Bahnar tâm huyết với văn hóa truyền thống

(GLO)- Cả 4 chị em gái trong một gia đình người Bahnar ở làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đều là thành viên nòng cốt của đội cồng chiêng nữ và câu lạc bộ dệt thổ cẩm của làng. Họ vừa là hạt nhân, vừa là chất xúc tác giúp cộng đồng giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.