Tăng cường bảo vệ cổ vật chìm đắm tại cảng Dung Quất, Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu cơ quan chức năng triển khai lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các hành vi xâm nhập, khai thác trái phép cổ vật, gây mất an ninh trật tự.

Khai quật tàu cổ đắm tại Bình Châu (Quảng Ngãi)
Khai quật tàu cổ đắm tại Bình Châu (Quảng Ngãi)

Sau khi phát hiện cổ vật tại khu vực vùng biển Dung Quất, để bảo vệ tài sản quý hiếm của quốc gia, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu cơ quan chức năng triển khai lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các hành vi xâm nhập, khai thác trái phép, gây mất an ninh trật tự.

Trước đó, trong hai ngày 26 và 27-7, khi nạo vét luồng lạch làm cảng nước sâu và tạo bãi để xây dựng cảng tại vùng biển Dung Quất, công nhân Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng Quảng Ngãi đã phát hiện nhiều mảnh gốm sứ và mảnh gỗ nhỏ theo ống hút chảy tràn ra bãi. Qua khảo sát sơ bộ đã phát hiện xác tàu cổ, dài từ 20-30 mét, mạn tàu đã phát lộ, trên thân tàu có nhiều chồng gốm. Vị trí phát hiện cách bờ từ 6 mét đến 7 mét và nằm ở độ sâu 9 mét tại thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Theo nhận định của các chuyên gia, số hiện vật gốm sứ này thuộc thời nhà Minh, niên đại thế kỷ XVI. Nhiều khả năng tàu chở cổ vật gốm sứ đi qua vùng biển Quảng Ngãi thì gặp nạn.

 Ngay sau khi phát hiện xác tàu cổ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã giao cho Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Dung Quất phong tỏa hiện trường, tạm thời dừng hoạt động nạo vét của các đơn vị thi công, tiến hành thu gom bảo vệ hiện vật; triển khai lực lượng, phương tiện trên bộ, trên biển; tuần tra, kiểm soát bảo vệ vị trí phát hiện cổ vật; tổ chức giám sát chặt chẽ con người, phương tiện hoạt động trên khu vực phát hiện cổ vật.  

Bên cạnh việc triển khai lực lượng bảo vệ, lực lượng Bộ đội biên phòng còn thường xuyên đến tận các phương tiện tàu, thuyền tại các khu vực neo đậu lân cận, tuyên truyền cho ngư dân hiểu rõ cổ vật chìm đắm tại vùng biển Dung Quất là tài sản quốc gia, không được tự ý khai thác.

Cổ vật chìm đắm tại các vùng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi luôn có sức hút đặc biệt đối với các đối tượng khai thác, mua bán trái phép. Do đó, việc tổ chức lực lượng bảo vệ chặt chẽ vị trí phát hiện cổ vật đã góp phần tích cực trong việc chống thất thoát tài sản quý hiếm của Nhà nước.

Minh Tâm (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

Những người thầm lặng chăm lo việc làng

(GLO)- Không chế độ phụ cấp, bổng lộc nhưng nhiều năm qua, các cụ từ, bà vãi trong đội hậu cần, ban nghi lễ tại các đình, miếu trên địa bàn thị xã An Khê vẫn thầm lặng, miệt mài với công việc. Sự tự nguyện ấy xuất phát từ tâm huyết dành cho văn hóa, di sản của cha ông.

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.