Phát hiện mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại Ai Cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một ngôi mộ cổ hơn 3.500 năm tuổi tại khu vực gần thành phố Luxor, cố đô xưa của Ai Cập, được biết đến với cái tên "Thebes".
 

Các bức tượng được tìm thấy trong ngôi mộ.
Các bức tượng được tìm thấy trong ngôi mộ.

Trao đổi với báo giới ngày 9-9, Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập Khaled Al-Anani cho biết ngôi mộ này là của thợ kim hoàn nổi tiếng Amenemhat sống trong triều đại thứ 18 thuộc giai đoạn Vương triều mới của Ai Cập cổ đại, khoảng thế kỷ 15 trước công nguyên.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ còn tìm thấy các bức tượng của thợ kim hoàn Amenemhat cùng vợ và một trong những người con trai của ông, các xác ướp người quá cố và một số đồ trang sức quý báu.

Hồi đầu năm nay, giới chức Ai Cập cũng thông báo đã phát hiện một ngôi mộ của một vị thẩm phán sống trong giai đoạn Vương triều mới ở thành cổ Luxor. Ngoài ra, các nhà khảo cố Thụy Điển cũng tìm thấy 12 nghĩa trang cổ đại có niên đại cách đây gần 3.500 năm gần thành phố miền Nam Aswan.

Các di tích cổ đại của Ai Cập là một trong những điểm hấp dẫn thu hút du khách quốc tế và giới chức nước này cũng đang hy vọng sẽ có những phát hiện mới trong thời gian tới để giúp ngành du lịch khởi sắc. Ngành công nghiệp "không khói" của Ai Cập đã bị ảnh hưởng nặng nề sau các biến động chính trị trong nước hồi năm 2011.

Theo thống kê, trong 7 tháng đầu năm nay, doanh thu từ ngành du lịch Ai Cập đã tăng 170%, đạt 3,5 tỷ USD. Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho biết Ai Cập đứng ở vị trí thứ hai sau Palestine trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có mức tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới dựa trên lượng khách quốc tế.

TTXVN/Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.