Giếng 'vua' không bao giờ cạn ở Lý Sơn được công nhận là di tích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giếng cổ Xó La (còn gọi là giếng 'vua') ở Lý Sơn chỉ cách mé biển lúc thủy triều lên cao nhất khoảng 5-7 mét nhưng nước luôn ngọt, thanh mát và không bao giờ khô cạn.

 
 Giếng cổ Xó La ở đảo Lý Sơn
Giếng cổ Xó La ở đảo Lý Sơn



Chiều 30-8, UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với giếng Xó La nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh.

Giếng cổ Xó La có tổng diện tích mặt bằng là 72,3 m2, nền giếng có dạng hình chữ nhật với chiều dài 7,3 mét, chiều rộng 6,3 mét, diện tích 46 m2. Giếng có chiều sâu (từ mặt đất xuống đáy giếng) 6,7 mét, thành giếng dày 20 cm, cao 0,65 mét, được xây bằng đá ong, trát vữa xi măng. Lòng giếng hình tròn, đường kính 1,9 mét, được kè bằng đá cuội, đá phún xuất thạch, xen lẫn đá vôi. Đá ở đây được lựa chọn kỹ về kích cỡ và hình dạng, kè vào nhau khá công phu, vừa đẹp mắt, vừa rất chắc chắn, lại có khe hở vừa phải để nước mạch có thể thoát ra dễ dàng.


 

Giếng cổ Xó La được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh
Giếng cổ Xó La được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh



Theo các nhà nghiên cứu, giếng cổ Xó La xuất hiện vào khoảng thế kỷ 15. Khi người Việt đến, các giếng nước của người Chăm, trong đó có giếng Xó La vẫn được tiếp tục sử dụng và duy trì cho đến ngày nay. Như vậy, giếng Xó La có “tuổi” ít nhất là 5 thế kỷ.


Tuy chỉ cách mé biển lúc thủy triều lên cao nhất khoảng 5-7 mét, nhưng nước giếng Xó La luôn ngọt và thanh mát bốn mùa, không nhiễm mặn như hầu hết các giếng nước trên đảo Lý Sơn. Đặc biệt, thời kỳ đỉnh điểm mùa khô trong khi hơn 1.000 giếng nước trên đảo Lý Sơn đều kiệt nguồn nước thì chỉ duy nhất giếng Xó La là còn nước ngọt.

 

Nước giếng cổ Xó La luôn ngọt, thanh mát và không bao giờ khô cạn
Nước giếng cổ Xó La luôn ngọt, thanh mát và không bao giờ khô cạn
Nhiều người lấy nước giếng Xó La bán lại cho người dùng
Nhiều người lấy nước giếng Xó La bán lại cho người dùng



Nghiên cứu về hệ thống nước ngầm trên đảo Lý Sơn, các nhà khoa học cho biết hầu hết các giếng trên đảo đều có hai dòng nước ngầm. Một dòng thấm ra từ lòng đảo và một dòng thấm từ biển vào nên các giếng đều bị nhiễm mặn, nhưng ở giếng Xó La chỉ có một mạch nước ngầm thấm từ trong lòng đảo nên giếng được cung cấp nguồn nước ngọt quanh năm và không bị nhiễm mặn. Hơn nữa, giếng Xó La nằm ở dải đất thấp trải dài dưới chân núi Hòn Vung nên rất có thể mạch nước giếng này có nguồn gốc từ nước mưa thẩm thấu trên núi xuống chân núi.


Nước giếng cổ Xó La luôn trong, xanh, ngọt, khi sử dụng nước giếng để pha trà, nấu rượu đều tạo nên một hương vị riêng, đậm đà và thơm. Vì thế, trên đảo xuất hiện dịch vụ lấy nước giếng Xó La bán lại cho người dùng.

Hiển Cừ (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.