Tân Sơn gắn xây dựng hệ thống chính trị với phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nằm ở vùng ven TP. Pleiku, xã Tân Sơn đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội. Với sự đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ xã đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của địa phương và được Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiêu biểu năm 2022.

Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Ông Phạm Văn Hiếu-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Sơn-cho biết: Sau Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Đảng ủy xã tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo đúng đề án nhân sự đã được Ban Thường vụ Thành ủy phê duyệt. Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công việc; chú trọng rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ giai đoạn 2020-2025 và 2021-2026, gắn với quy hoạch các chức vụ trong Đảng và chính quyền, công tác bố trí, sắp xếp các chức danh trong HĐND và UBND nhiệm kỳ 2021-2026.

Cùng với đó, Đảng ủy xã chủ động xây dựng kế hoạch và cử cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cũng theo ông Hiếu: “Đảng bộ hiện có 10 chi bộ với 125 đảng viên. Đảng ủy xã đã lãnh đạo các chi bộ tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2022-2025 và bầu trưởng thôn; triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ. Toàn xã hiện có 3/5 thôn, làng có bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn. Tỷ lệ đảng viên là trưởng ban công tác Mặt trận, chi hội trưởng các chi hội đoàn thể ngày càng nâng lên, từ đó góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ tiêu kế hoạch trên các lĩnh vực”.

Bộ mặt nông thôn xã Tân Sơn ngày càng khởi sắc. Ảnh: Thanh Nhật

Bộ mặt nông thôn xã Tân Sơn ngày càng khởi sắc. Ảnh: Thanh Nhật

Bên cạnh đó, Đảng ủy xã xác định nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương là nhiệm vụ cần được quan tâm đẩy mạnh. Đồng thời, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt chi bộ, gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Quán triệt và triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị với chủ đề “Tự soi, tự sửa”.

Quan tâm phát triển kinh tế-xã hội

Ông Lê Thanh Hải-Chủ tịch UBND xã-cho hay: “Với thực trạng là xã nông nghiệp, UBND xã coi trọng công tác rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó ưu tiên đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Xã phối hợp với ngành chuyên môn của thành phố mở các lớp tập huấn chăm sóc rau màu và cây trồng có lợi thế, thực hiện các chương trình, dự án về nông nghiệp, từng bước đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vận động người dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi hợp lý, năng suất cao vào sản xuất để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Nhờ đó, kinh tế-xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực. Tổng diện tích gieo trồng đạt gần 652 ha, thu nhập bình quân đạt 45,7 triệu đồng/người/năm”.

Công tác giảm nghèo được cả hệ thống chính trị chú trọng. Xã Tân Sơn có 2 làng dân tộc thiểu số, đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và còn không ít khó khăn. Trước tình hình đó, UBND xã rà soát, đề ra các giải pháp phù hợp giúp hộ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình bằng cách hỗ trợ con giống, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất, tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

Đồng thời, phối hợp với các đoàn thể tổ chức cho người dân tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và đời sống; tuyên truyền, vận động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế. Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Nhờ vậy, toàn xã chỉ còn 22 hộ nghèo (chiếm 1,49%) và 108 hộ cận nghèo (chiếm 7,32%).

Cán bộ xã Tân Sơn trao đổi về công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Ảnh: Thanh Nhật

Cán bộ xã Tân Sơn trao đổi về công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Ảnh: Thanh Nhật

Cùng với chăm lo phát triển kinh tế, người dân tích cực hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Các hạng mục công trình xây dựng triển khai tại địa phương hoàn thành đúng kế hoạch. Gần đây, 3 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 1.468 m, kinh phí gần 1,5 tỷ đồng, lắp đặt gần 70 bóng điện chiếu sáng đường giao thông liên thôn ở làng Têng 1 và làng Têng 2 đã hoàn thành phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Đình Khánh cho biết: “Các chi hội đã phối hợp vận động người dân hưởng ứng làm đường giao thông nông thôn với chiều dài 8,3 km; vận động 205 hộ gia đình ở hai bên đường Phạm Hùng thuộc thôn Tiên Sơn 2 và thôn 9 tự tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc đảm bảo theo chỉ giới quy định; vận động người dân xây mới và sửa chữa nhà ở, công trình phụ theo tiêu chuẩn nông thôn mới”.

Ông Hmyêt-Bí thư Chi bộ làng Têng 2-cho hay: “Thời gian qua, các chi hội đoàn thể thường xuyên vận động dân làng tham gia các phong trào thi đua. Từ đó, bà con đã góp kinh phí và ủng hộ hơn 750 ngày công để nạo vét mương thoát nước, sửa chữa hơn 2,5 km đường giao thông nội làng. Nhờ đó, làng Têng 2 đã được UBND thành phố công nhận làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số”.

Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể trong xã tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”; triển khai kế hoạch của Đảng ủy xã về nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cuối năm nay có thêm làng Têng 1 về đích nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Ngành Tổ chức xây dựng Đảng quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(GLO)- Với vai trò là cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ, những năm qua, ngành Tổ chức xây dựng Đảng tỉnh luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

Phát huy vai trò người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Chiều 9-10, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy vai trò của người có uy tín trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai

(GLO)-

Sáng 26-9, Đoàn Kiểm tra 1355-QĐNS/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng do Thượng tướng Trịnh Văn Quyết-Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai.

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

Đak Đoa chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ

(GLO)- Công tác cán bộ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Đảng bộ huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.