69 NĂM NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM (27/2/1955-27/2/2024)

Tái sinh: Người thầy đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Không gian im lặng đến tuyệt đối. Trên những chiếc bàn mổ, họ nằm đó, thân xác đã khô lại, đổi màu. Phút giây cúi đầu tưởng niệm những người hiến xác cho khoa học, các sinh viên y khoa hiểu rằng dù đã bước vào giấc ngủ ngàn thu, nhưng họ lại “lên đường” cho một cuộc tái sinh mới hiện hữu ở cõi đời.

Và không ai khác, những thân xác đó là “người thầy thầm lặng” của sinh viên ngành y…

Đặt hoa tưởng niệm những người hiến xác vì y học.

Đặt hoa tưởng niệm những người hiến xác vì y học.

Quà tặng vô giá

Tôi theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Trưởng bộ môn Giải phẫu (Trường Đại học Y Hà Nội) vào phòng lưu trữ các mô, tạng, chi thể và xác người hiến. Không gian tĩnh lặng, hàng trăm lọ thủy tinh đựng các mô tạng được bảo quản trong dung dịch sắp xếp ngăn nắp. Cuối căn phòng rộng, tôi thấy 2 chiếc khay đựng thân xác của 2 người đàn ông. Một vài bác sĩ đang trao đổi, phân tích về giải phẫu cơ thể người. “Họ là những bác sĩ trẻ đang nghiên cứu về nhóm cơ”, tôi khẽ giật mình khi bác sĩ Nghĩa cất lời. Trong không gian ấy, với một người bình thường, không làm ngành y như tôi mà nói không sợ thì cũng không đúng. Nhưng hơn cả là cảm giác linh thiêng, trân trọng và xúc động. Hai con người nằm đó im lặng, tôi không biết họ là ai, khi còn sống làm công việc gì. Nhưng giây phút này đây với tôi và những bác sĩ trẻ thì họ là cả thế giới mới mẻ, vô cùng cao quý vì đã hi sinh thể xác mình cho khoa học.

Lặng lẽ ở phía xa của căn phòng, cậu sinh viên đang trầm tư chăm chú quan sát những lọ thủy tinh chứa formol ngâm bộ phận cơ thể người. Tôi lại gần mở lời hỏi em học năm thứ mấy rồi. “Em năm 2 chị ạ, nhiều lần em và các bạn được đến đây học các môn giải phẫu trên xác những người đã mất. Nhưng lần nào cũng vậy, vẫn vẹn nguyên cảm giác vừa thương, vừa biết ơn những con người này. Nếu không có sự hi sinh thân xác lớn lao của họ, những sinh viên bọn em sẽ không cơ hội học hỏi và hiểu rõ hơn về các bệnh lí, cơ thể con người”. Mới gặp tôi lần đầu nhưng có lẽ không gian đặc biệt nơi này khiến cậu có nhiều tâm sự. “Em đã tình nguyện khi mất đi sẽ hiến xác cho các trường y khoa cũng như nội tạng cho những ai cần để hi vọng đáp đền, tri ân cuộc sống đã giúp em có nhiều thứ”, cậu nói với tôi bằng chất giọng trầm ấm, trong mùi hương trầm tỏa ra nhè nhẹ từ ban thờ đặt trang trọng ở căn phòng gần đó.

PGS.TS Đồng Văn Hệ - PGĐ BV Việt Đức và TS. Nguyễn Đức Nghĩa (đứng giữa) giải thích cho PV về quá trình giải phẫu xác hiến.

PGS.TS Đồng Văn Hệ - PGĐ BV Việt Đức và TS. Nguyễn Đức Nghĩa (đứng giữa) giải thích cho PV về quá trình giải phẫu xác hiến.

Tôi nhìn những cô, cậu sinh viên y khoa đang chăm chú quan sát. Chính họ, những bác sĩ tương lai sẽ đặt đường dao đầu tiên trên hình hài đang nằm yên lặng kia trước khi chinh phục những khó khăn của hành trình cứu chữa người bệnh… Giải phẫu học là cánh cửa đầu tiên mà các sinh viên ngành y bắt buộc phải vượt qua trước khi bước chân vào thế giới của y học.

Con người từ hư vô mà đến, sống hết một kiếp người rồi lại đi vào hư vô. Những người thầy thầm lặng ấy đã trao tặng món quà vô giá là thân thể mình cho khoa học để nhận lại giá trị vững bền ở tương lai, đó là những kiến thức giúp các bác sĩ cứu chữa cho ngàn vạn số phận. Cuộc đời mỗi người thực chất là những vòng tuần hoàn đáng quý của sinh mệnh, không ai luôn được và cũng không ai luôn mất, nên hãy biết sống để cho đi. Và một sự thật rằng, lẽ đời thì vô thường mà con người chỉ là hữu hạn trong thế giới rộng lớn đến vô hạn… Đạo Phật quan niệm thân xác khi trở về với cát bụi dù thiêu hay chôn, nếu biết sử dụng vào các mục đích y khoa thì không còn là vật vô dụng nữa, mà trở nên hữu ích cho xã hội. Có lẽ thấu hiểu chân lí ấy, những con người dẫu về bên kia thế giới vẫn tận hiến cuộc đời mình để biết bao thân thể bệnh tật, lay lắt được hồi sinh trong thế gian này.

“Tôi có ước nguyện sau khi chết sẽ hiến xác cho khoa học. Tôi nghĩ rằng làm được như thế thì mình dẫu chết rồi vẫn còn có ích cho đời. Tuy nhiên, có người nói rằng nếu hiến xác thì kiếp sau khi đầu thai làm người, thân thể sẽ bị khiếm khuyết các bộ phận đã cho”, tôi đọc được những dòng chân tình ấy trong lá đơn của một người đàn ông gửi đến Bộ môn Giải phẫu (Trường ĐH Y Hà Nội).

Anh Bùi Thanh Tuấn ở huyện Duy Tiên (Hà Nam) đã thực hiện theo tâm nguyện của mẹ mình 2 năm trước, hiến toàn bộ thân xác cho y học khi qua đời. Quyết định lúc ấy đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Thậm chí, có người cho rằng gia đình thuần nông khốn khó nên bán xác. Nhưng rồi hành động mang ý nghĩa lớn lao đã hóa giải tất cả định kiến. Vậy mới thấy, khi quan niệm về tín ngưỡng còn nặng nề thì việc hiến xác cho khoa học là một quá trình gian nan đấu trí với bản thân, với gia đình và dòng tộc. Chính những người dũng cảm vượt qua tất cả để quyết định hiến xác sau khi chết đã góp phần vào sự thành công cho tay nghề của các bác sĩ cũng như sự tiến bộ không ngừng của y học.

SV trường ĐH Y Hà Nội bên những xác hiến tại Lễ Macchabeé.

SV trường ĐH Y Hà Nội bên những xác hiến tại Lễ Macchabeé.

Tri ân

Hằng năm tại nhiều trường ĐH Y thường tổ chức Lễ Macchabeé - Tri ân những Người Thầy Im Lặng để thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với nghĩa cử cao đẹp của những người đã tình nguyện hiến dâng thân thể của mình cho sự nghiệp y học và khoa học của nhân loại. Lễ Macchabeé cũng truyền đi thông điệp ý nghĩa, khơi dậy và nuôi dưỡng nét văn hóa “Uống nước nhớ nguồn”, “ Tri ân tiếp nối”, thắp lên trong tâm hồn mỗi chúng ta cảm xúc sâu lắng, lòng biết ơn tới đức hi sinh cao cả của những người dù ngừng thở nhưng không ngừng cống hiến. Thật khó có thể diễn tả hết sự kính trọng, biết ơn với những người đã hiến xác cho y học cũng như gia đình họ. Phút mặc niệm trước thân thể của những người đã hiến xác cũng là thời khắc thầy và trò ngành y cúi mình trước những người thầy thầm lặng bất tử với đức hi sinh, lòng nhân ái, đóng góp quan trọng vào quá trình ươm mầm cho những thầy thuốc tương lai.

Bất cứ sinh viên y khoa nào cũng đều trưởng thành từ người thầy đầu tiên là những thi thể ở phòng giải phẫu - những người thầy vô danh, điểm tựa cho rất nhiều bác sĩ bước lên bục vinh quang. Những người sẵn sàng tình nguyện hiến xác- để tái sinh hàng triệu mầm sống coi sự dâng hiến là hạnh phúc. Sự sống khởi nguồn từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh - đó mãi là chân lí không gì thay đổi được...

(Còn nữa)

Cố PGS.Nguyễn Quang Quyền, Trưởng Bộ môn Giải phẫu Đại học Y Dược TP HCM - từng nói: “Người thầy thật sự hi sinh cuộc đời mình cho y học..., đó là những thi thể người thả mình trong formol ở phòng giải phẫu, là sau khi chết để cơ thể mình cho các nhà y học xưa băm nhỏ, vắt lấy dịch để đo lượng máu tuần hoàn trong cơ thể người. Đừng quên rằng từng dây thần kinh, mạch máu,… các anh lục tìm trong những thi thể ấy đã giúp mang đến tên tuổi cho nhiều nhà phẫu thuật tài danh”.

Có thể bạn quan tâm

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

Những “lá thư” khắc khoải đôi bờ

(GLO)- Trong những bưu thiếp đơn sơ và bị kiểm duyệt gắt gao từ phía chính quyền bờ Nam chứa đựng biết bao điều mà niềm nhớ nhung khắc khoải của người xa xứ đã lầm lỡ nghe theo lời dụ dỗ và ép buộc của kẻ thù mà rời xa quê hương.

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.