Tái hiện bức tranh cải cách hành chính ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 10 tháng triển khai, cuộc thi báo chí tuyên truyền về cải cách hành chính (CCHC) đã khép lại với những kết quả đáng ghi nhận. Tác phẩm dự thi ở các loại hình báo chí đã phần nào phản ánh nỗ lực triển khai cũng như những kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước của tỉnh Gia Lai.

Đây là lần đầu tiên Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Báo Gia Lai và Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh tổ chức cuộc thi báo chí tuyên truyền về cải CCHC. Sau hơn 10 tháng triển khai, Ban Tổ chức đã nhận được 62 tác phẩm tham dự từ các tác giả đang công tác tại các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh. Dù số lượng tác phẩm dự thi chưa thật nhiều song đã phần nào phản ánh được hoạt động, kết quả nổi bật của chương trình CCHC và đề xuất những giải pháp thiết thực để triển khai công tác này trong thời gian đến.

 Ban tổ chức trao giải nhì cho các tác giả đạt giải. Ảnh: Phương Vi
Ban tổ chức trao giải nhì cho các tác giả. Ảnh: Phương Vi


Ông Nguyễn Ngọc Hùng-Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng ban tổ chức cuộc thi-đánh giá: Hầu hết tác phẩm tham dự đều đảm bảo yêu cầu về chủ đề; phản ánh được thực trạng, những nỗ lực và kết quả CCHC của địa phương trong 2 năm 2019-2020. Các tác phẩm đã phần nào phản ánh tác động của công tác CCHC đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nhiều tác phẩm đã có sự đầu tư, đi sâu phân tích, phản ánh việc đơn giản hóa hành chính và thực hiện cơ chế một cửa điện tử liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; triển khai các nội dung hiện đại hóa hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử tại Gia Lai; đồng thời, cũng chỉ ra những mặt còn tồn tại cần quan tâm khắc phục, cải thiện hơn nữa của các ngành, các cấp.

Nhiều tác phẩm đã cho thấy nỗ lực của các sở, ngành, địa phương trong thực hiện CCHC gắn liền với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn bằng nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả. Có thể kể đến như các tác phẩm “CCHC từ mô hình 3 trong 1” (nhóm tác giả Minh Châu-Quốc Anh của Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đức Cơ); “Phần mềm báo cáo thông tin tổng hợp kinh tế-xã hội: Ứng dụng hữu ích trong cải cách thủ tục hành chính” (nhóm tác giả Song Nguyễn-Minh Vũ-Dương Trung, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh); “Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính tại nhà: Giải pháp phù hợp trong mùa dịch” (tác giả Phương Linh-Báo Gia Lai), “Gia Lai tập trung cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” (tác giả Hà Duy-Báo Gia Lai)…

Phóng viên Song Nguyễn (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh) chia sẻ: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc, CCHC của địa phương, ban, ngành đã tạo thói quen cho người dân trong việc sử dụng dịch vụ công, nhất là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Là phóng viên, tôi rất vui khi kết nối được người dân, doanh nghiệp với chính quyền địa phương trong việc giải quyết công việc thông qua các phóng sự tuyên truyền”. 

Cùng suy nghĩ, tác giả Hà Duy bày tỏ: “Tỉnh rất quan tâm đến công tác CCHC. Điều đó không chỉ tạo thuận lợi cho người dân mà còn thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Thông qua bài viết, tôi muốn phản ánh những nỗ lực của địa phương trong CCHC để người dân và doanh nghiệp biết chủ trương phục vụ này của chính quyền và các sở, ngành”.

Bên cạnh đó, các tác phẩm báo chí cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề xuất những giải pháp cho công tác CCHC trong thời gian đến. Điển hình như các tác phẩm: “Lãnh đạo sở ngập trong họp hành” (tác giả Tạ Vĩnh Yên-phóng viên thường trú Báo Giao thông tại Gia Lai), “Kết quả đánh giá bộ chỉ số DDCI: Vẫn còn điểm nghẽn” (tác giả Hà Duy-Báo Gia Lai).

Tác giả Tạ Vĩnh Yên nêu ý kiến: “Thông qua bài viết, tôi mong rằng, việc CCHC thay vì xách cặp đi họp thì sử dụng công nghệ thông tin thay thế. Tổ chức các cuộc họp cũng phải đúng phân cấp, đúng thành phần. Bố trí biên chế, bố trí bộ máy phải phù hợp, cán bộ phải là người có năng lực, tinh thông nghiệp vụ. Nếu cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ nào chậm trễ do không chủ động phối hợp hoặc thiếu trách nhiệm, yếu kém về năng lực thì cần phải xử lý ngay. Không thể vì những cơ quan, cán bộ như vậy mà gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, cản trở phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng những cuộc thi năm sau, số lượng tác giả và tác phẩm tham dự sẽ nhiều hơn, phong phú và chất lượng hơn. Nhất là sự tham gia của các nhà báo, phóng viên của các báo Trung ương, tỉnh thành khác quan tâm tuyên truyền, quảng bá cho hình ảnh Gia Lai, nỗ lực của chính quyền các cấp cũng như sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp và người dân trong tỉnh trong công tác CCHC”.
 

 PHƯƠNG VI
 

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null