Tác hại khi ăn quá nhiều bánh chưng dịp Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán nhưng một số người có tiền sử bệnh huyết áp, tim mạch,... nên cân đối dinh dưỡng khi ăn loại bánh này.

 

 Ảnh minh hoạ: CH.
Ảnh minh hoạ: CH.



Ăn quá nhiều bánh chưng khiến thừa đạm, thiếu xơ

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến những tác hại cho sức khoẻ, đặc biệt là người có tiền sử các bệnh huyết áp, tim mạch...

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai đã phân tích rõ những yếu tố nguy cơ để mọi người cân đối dinh dưỡng khi ăn bánh chưng dịp Tết Nguyên đán.

Theo đó, bánh chưng có nguồn dinh dưỡng, năng lượng rất cao (một góc bánh chưng có thể cung cấp năng lượng bằng một bát cơm đầy vì có đầy đủ gạo nếp thịt đậu xanh). Thông thường mọi người hay ăn bánh chưng cùng thịt kho tàu, thịt đông, dò, chả có lượng đạm rất nhiều dẫn đến mất cân đối về giá trị dinh dưỡng.

Chính vì thế vào dịp Tết, khi ăn quá nhiều bánh chưng gây no nhưng thiếu chất xơ, thiếu rau. Vì thế, theo bác sĩ Kim Liên, khi ăn bánh chưng nên kèm măng, salad, các loại dưa...

Những đối tượng nào nên hạn chế

Gây béo phì: Bánh chưng tăng năng lượng mà khi ăn bất kỳ thứ gì nhiều năng lượng vào cơ thể sinh ra thừa chất béo, tích luỹ mỡ, dẫn đến tăng cân chóng mặt dịp tết. Đặc biệt là đối với những người đã thừa cân, béo phì, thì nên hạn chế ăn bánh chưng trong những ngày tết, nhất là bánh chưng rán.

Có hại cho những người suy thận: Bánh chưng là loại bánh rất giàu năng lượng. Loại bánh này có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu.

Bên cạnh đó, bánh chưng cùng với dưa muối, thịt đông là những món ăn chứa một hàm lượng muối cao, nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.

Không tốt cho người huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, tim mạch: Trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều nhà du xuân và ngại nấu cơm nên thay hoàn toàn tinh bột ngày tết bằng bánh chưng dẫn đến tăng đường huyết, tăng mỡ máu rất nhanh. Ngoài ra, bánh chưng nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, nên không thích hợp cho nhóm người cao huyết áp. Vì thế những người có tiền sử bệnh này nên hạn chế ăn bánh chưng quá nhiều dịp Tết.


 


Bảo quản bánh chưng như thế nào?

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên tư vấn nếu bảo quản tốt có thể giữ bánh chưng từ 7 – 15 ngày. Muốn bảo quản bánh chưng thì ngay khâu đầu tiên mang về là không được xếp bánh chưng chồng lên nhau mà phải có ngăn cách hoặc giá đỡ để vỏ khô thoáng.

Bởi khi xếp chồng bánh chưng lên nhau dẫn đến đè nén, chảy nước, dễ bị mốc. Nếu trời mát, thuận lợi có thể để bánh chưng bên ngoài 5 – 7 ngày, còn trời nóng thì bỏ tủ lạnh. Nếu để lâu mà ăn không hết thì bà nội trợ nên bóc vỏ lá ra, cắt miếng bỏ ngăn đá để bảo quản.

 



https://laodong.vn/dinh-duong-am-thuc/tac-hai-khi-an-qua-nhieu-banh-chung-dip-tet-778747.ldo

Theo Thảo Anh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.