Tác dụng không ngờ của mè đến tuyến tiền liệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phì đại tuyến tiền liệt là một trong những bệnh về tuyến tiền liệt phổ biến nhất. Một lợi ích không phải ai cũng biết của hạt mè là có thể giúp bảo vệ tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Phì đại tuyến tiền liệt thường xuất hiện ở nam giới trên 60 tuổi. Người dưới 40 tuổi hiếm khi mắc bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh là do những thay đổi bất thường trong tế bào tinh hoàn và sự biến động nồng độ hoóc môn nam testosterone, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Hạt mè chứa các dưỡng chất giúp ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.
Hạt mè chứa các dưỡng chất giúp ngăn ngừa nhiều bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.

Một vấn đề sức khỏe phổ biến khác liên quan đến tuyến tiền liệt là ung thư tuyến tiền liệt. Vì tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang, trực tràng và phần trên niệu đạo nên những bất thường ở tuyến tiền liệt sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu như tiểu đau, tiểu thường xuyên hay đau khi xuất tinh.

Để duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ mắc bệnh, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ và chất béo lành mạnh. Trong khi đó, những món cần hạn chế là thịt chế biến và đồ ngọt.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh lợi ích quan trọng của mè với tuyến tiền liệt. Lợi ích này có được là nhờ hàm lượng kẽm dồi dào trong hạt mè. Trong 100 gram mè sẽ chứa khoảng 8 mg kẽm. Lượng kẽm khuyến nghị mà nam giới nên nạp mỗi ngày từ mọi nguồn thực phẩm là 11 mg.

Nghiên cứu trên chuyên san Frontiers in Oncology cho thấy tình trạng thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ mắc phì đại tuyến tiền liệt. Lợi ích này đến từ việc kẽm có tác dụng ngăn chặn sự sản sinh hoóc môn dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt, bảo vệ cấu trúc mô tuyến tiền liệt, thậm chí hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Trong khi đó, các nghiên cứu cũng cho thấy kẽm có thể ức chế sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt bằng cách ức chế hoạt động của các tế bào ung thư. Đồng thời, kẽm cũng sẽ kích hoạt các cơ chế khiến tế bào ung thư tuyến tiền liệt chết dần.

Không chỉ tốt cho sức khỏe, mè còn có đặc tính chống ô xy hóa, giúp giảm viêm nhiễm. Nhiều hợp chất trong kẽm còn giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là những người bị dị ứng với mè thì cần tránh loại thực vật này, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.