Suýt mất mạng vì tin lời thầy lang chữa rắn cắn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tin lời thầy lang hơn bác sĩ, 1 phụ nữ bị rắn độc cắn phải nhập viện lần 2 trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 11-10, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) cho biết vừa cấp cứu, điều trị cho một bệnh nhân bị sốc, chân hoại tử do rắn cắn nhưng chữa trị ở nhà thầy lang.

Sau khi được cấp cứu, hiện sức khỏe của người phụ nữ đã ổn định
Sau khi được cấp cứu, hiện sức khỏe của người phụ nữ đã ổn định

Trước đó, đêm 9-10, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân N.T.T.H. (SN 1968, ngụ tỉnh Đắk Nông) trong tình trạng sốc, nhiễm trùng, huyết áp và mạch không đo được, suy đa tạng, rối loạn đông máu, hoại tử chân phải.

Theo người nhà bệnh nhân, chiều 5-10, bệnh nhân đang làm rẫy thì bị rắn cắn ở chân phải. Bệnh nhân gọi người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.

Tại đây, trong khi đang chờ các bác sĩ lấy máu xét nghiệm, bệnh nhân được người nhà của bệnh nhân giường kế bên chỉ tới địa chỉ nhà thầy lang chuyên chữa trị rắn cắn ở huyện Cư Yút (tỉnh Đắk Nông). Sau khi trò chuyện, bệnh nhân này quyết định thuê xe tới chỗ thầy lang chữa trị.

Bệnh nhân N.T.T.H. cho biết thầy lang hứa sẽ chữa trị khỏi bệnh với giá 70 triệu đồng. Gia đình đã đưa trước cho thầy lang 40 triệu đồng.

"Tôi được thầy lang cho uống thuốc lá không rõ loại, xông chân và dùng dụng cụ xử lý vết thương. Khi uống thuốc lá, tôi nôn ói và tiêu chảy, chân đau nhức, người mệt mỏi. Chữa trị tới đêm thứ 4 thì tôi ngất xỉu và được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên" - bệnh nhân N.T.T.H. chia sẻ.

Theo bác sĩ CKII Huỳnh Thị Đoan Dung, Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên), bệnh nhân N.T.T.H. nhập viện trong tình trạng nặng vì rắn cắn nhưng chữa trị không đúng cách. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu, tiêm huyết thanh kháng độc rắn và xử lý vết thương hoại tử ở chân. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã có tiến triển tốt.

"Năm 2023, bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 300 bệnh nhân bị rắn cắn và từ đầu năm 2024 tới nay, đã có hơn 200 bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Nhiều trường hợp người dân chủ quan, tin theo lời thầy lang hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian đắp các loại lá dẫn đến hậu quả đáng tiếc…" - bác sĩ Dung thông tin.

Theo Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

“Cánh tay nối dài” của ngành Y tế

(GLO)- Gia Lai có khoảng 2.000 nhân viên y tế thôn bản. Đây là “cánh tay nối dài” hỗ trợ ngành Y tế triển khai các hoạt động truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng-chống dịch bệnh.

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

(GLO)- Mâm cơm gia đình của người Việt luôn gắn liền với một tô canh nóng hổi, thơm ngon. Thế nhưng, ăn món canh như thế nào để đảm bảo các dưỡng chất có lợi cho cơ thể thì không phải ai cũng biết. Không ít người trong chúng ta hiện vẫn duy trì những thói quen ăn canh gây tổn hại cho sức khỏe.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.