“Sống khỏe” nhờ nghề đúc chậu cảnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhu cầu chơi hoa, cây cảnh ngày càng tăng đã kéo theo nghề đúc chậu cảnh tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Năm 1999, ông Nguyễn Đức Bình (952 Quang Trung, tổ 1, phường An Phú) đến nhà bạn chơi và bị cuốn hút bởi chậu cảnh có hoa văn, kiểu dáng độc đáo, mới lạ. Ra về, ông dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu rồi tự tay tạo ra những chiếc chậu có mẫu mã bắt mắt để trồng cây cảnh và bán cho người dân trong vùng. Với phương châm đặt chất lượng lên hàng đầu, giá lại phải chăng nên sản phẩm của ông Bình thu hút đông đảo khách hàng.

Mỗi năm, gia đình ông Bình cung ứng thị trường 700-800 chiếc chậu cảnh các loại. Tùy loại chậu mà giá dao động từ 350 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/chiếc. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về hơn 70 triệu đồng/năm. “Nhờ có thu nhập ổn định, vợ chồng tôi đã chăm lo cho 4 con ăn học, trưởng thành. Tôi cũng đã truyền lại kinh nghiệm, kỹ thuật đúc chậu cảnh cho con trai đầu”-ông Bình cho biết.

Ông Nguyễn Đức Bình (trú tại số 952 Quang Trung, tổ 1, phường An Phú) tỉ mẩn tô sơn từng họa tiết hoa văn để tăng tính thẩm mỹ, giá trị của chậu cảnh. Ảnh: N.M

Ông Nguyễn Đức Bình (trú tại số 952 Quang Trung, tổ 1, phường An Phú) tỉ mẩn tô sơn từng họa tiết hoa văn để tăng tính thẩm mỹ, giá trị của chậu cảnh. Ảnh: N.M

Hiện ông Bình có gần 100 bộ khuôn chậu cảnh ABS, composite với các hình dáng như: bát giác, vuông, vuông vát góc, chữ nhật, chữ nhật vát góc, lục giác; xung quanh in nổi hoa sen, thuyền buồm, cá chép hóa rồng, tùng, cúc, trúc, mai hoặc các chữ: tài, phúc, lộc, thọ; đường kính từ 35 cm đến 1,2 m. Nguyên liệu đúc chậu cảnh gồm: xi măng, đá 0,5 cm, cát xây hạt lớn nhằm tăng độ kết dính, giúp sản phẩm bền chắc.

Nói về công đoạn đúc chậu cảnh, ông Bình chia sẻ: Đầu tiên là ráp khuôn, rồi quét lớp dầu bóng vào mặt trong của khuôn để khi gỡ sản phẩm dễ dàng hơn, kế đến đổ nguyên liệu vào khuôn. Để khoảng 4 giờ đồng hồ, xi măng đông cứng thì tháo lòng trong; đợi thêm 20 giờ nữa thì tháo vỏ ngoài của khuôn. Tháo xong đem chậu thành phẩm ngâm hoặc tưới nước thường xuyên, rồi phơi nắng đến khi chậu khô hẳn. Trước khi sơn, dùng máy chà nhám bên ngoài, lần lượt sơn lót kiềm, sơn màu nền, cuối cùng sơn họa tiết hoa văn với 3 màu vàng, nâu, đen.

“Tôi tự phối trộn giữa sơn và keo bóng theo tỷ lệ hợp lý để khi sơn tạo độ bóng đẹp, bền màu, không bị bong tróc. Kèm theo mỗi chiếc chậu là đôn, đế có hoa văn, kiểu dáng tương đồng để làm tăng giá trị, thẩm mỹ của sản phẩm”-ông Bình cho hay.

Năm 2002, ông Nguyễn Văn Tâm (tổ 4, phường Ngô Mây) học hỏi bạn bè kỹ thuật đúc chậu cảnh và mua gần 100 chiếc khuôn xi măng về làm chậu để phục vụ nhu cầu trồng hoa của gia đình và bán kiếm thêm thu nhập. Mỗi năm, ông Tâm đúc 5.000 chậu cảnh với đủ kích cỡ.

Ông Tâm cho rằng, nghề đúc chậu cảnh không đòi hỏi kỹ thuật cao, không mất nhiều thời gian. Mỗi ngày, ông dành 4 tiếng đồng hồ để đúc chậu cảnh. “Từ tháng 1 đến tháng 6, tôi tập trung đúc chậu cảnh. Đây là thời điểm thích hợp cho việc đúc, phơi chậu cảnh, đồng thời chủ động nguồn vật tư cho 6 tháng cuối năm trồng, chăm sóc hoa cúc cung ứng thị trường Tết Nguyên đán. Sau khi trừ chi phí, nghề đúc chậu cảnh mang lại thu nhập cho gia đình hơn 100 triệu đồng/năm”-ông Tâm nói.

Gia đình ông Nguyễn Văn Tâm (tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) có thu nhập hơn 100 triệu đồng năm từ nghề đúc chậu cảnh. Ảnh: Ngọc Minh

Gia đình ông Nguyễn Văn Tâm (tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) có thu nhập hơn 100 triệu đồng năm từ nghề đúc chậu cảnh. Ảnh: Ngọc Minh

Theo ông Đỗ Văn Hùng-Chủ nhiệm Nông hội hoa, cây cảnh An Khê: “Mỗi năm, thị xã An Khê cung ứng ra thị trường hơn 50.000 chậu cúc và hoa các loại, từ đó kéo theo nghề đúc chậu cảnh phát triển. Hiện Nông hội đã ra mắt Chi hội đúc chậu cảnh với 15 thành viên. Các thành viên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật thông tin, quy trình, kỹ thuật đúc chậu trên kênh YouTube, Facebook”.

Còn ông Triệu Kim Phú-Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã An Khê thì thông tin: “Hội có trên 120 hội viên, trong đó có 80 hội viên trồng hoa, cây cảnh. Hàng năm, các hội viên đều có nhu cầu trồng mới và khi thay hoặc mua chậu cảnh thì chủ động đặt mua từ các hộ sản xuất chậu cảnh ở thị xã. Theo thời gian, trình độ tay nghề thợ đúc chậu cảnh không ngừng được nâng lên, chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng được cải tiến, góp phần nâng cao giá trị, vẻ đẹp cho cây cảnh”.

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.