Sóc, Bẹc dưới bóng mây Tà Xiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Con chó Sóc có màu lông xám pha trắng giống màu gấu trúc, còn con chó Bẹc có lông vàng pha đen. Cả 2 con không phải vật lộn để sinh tồn như con chó Ca Dăng trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn James Oliver Curwood. Cả 2 con phải quen với mùi hương mới, khi sự đổi thay lan khắp vùng cao xã Ga Ri (Tây Giang).

Con chó Sóc có màu lông xám pha trắng giống màu gấu trúc, còn con chó Bẹc có lông vàng pha đen. Cả 2 con không phải vật lộn để sinh tồn như con chó Ca Dăng trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của nhà văn James Oliver Curwood. Cả 2 con phải quen với mùi hương mới, khi sự đổi thay lan khắp vùng cao xã Ga Ri (Tây Giang).

Đại úy Lê Thanh Vững với con chó Bẹc (bên trái) và con Sóc. Ảnh: VĂN CHƯƠNG

Đại úy Lê Thanh Vững với con chó Bẹc (bên trái) và con Sóc. Ảnh: VĂN CHƯƠNG

Người chủ của Bẹc là một cán bộ biên phòng, trước khi rời biên cương để về hưu đã gửi Bẹc ở lại xứ lạnh với gia đình anh em kết nghĩa dưới bóng núi Tà Xiên.

Hóng áo lính

Xã Ga Ri nằm ở độ cao hơn 1.700 mét so với mực nước biển. Nếu ở trung tâm xã lân cận là A Xan, âm thanh suốt ngày đêm là tiếng suối nước tuôn róc rách (A Xan nằm lọt thỏm giữa 3 dãy núi), còn ở Ga Ri thì chỉ nghe tiếng gió se lạnh rít qua kẽ tai.

Ở những nơi khác, dân cư được bố trí bám theo sườn đồi, còn ở Ga Ri, khu dân cư đều nằm dưới những thung lũng, nơi giao nhau của các dãy núi trùng trùng điệp điệp, núi lớn nhất là ngọn Tà Xiên.

Con Bẹc là loại lai giống chó béc giê nên thể chất hợp với vùng có nhiệt độ thấp. Sóc và Bẹc sống trong căn nhà gỗ nằm cạnh sườn đồi nương, con đường bê tông giống như sợi chỉ xuyên qua nhiều hẻm núi.

Từ khi tuyến đường được thông thương, nhiều người thu mua cam, măng khô, táo mèo… ngày nào cũng qua lại. Những năm trước đây, cảnh tượng này chỉ diễn ra ở tận chợ huyện.

Chủ nhà là anh Pơloong Ngon - cán bộ thú y và vợ là chị Alăng Thị Nao - cán bộ Hội Nông dân. Họ nhận nuôi Sóc và Bẹc từ người anh em kết nghĩa và thương yêu chúng như một lẽ tự nhiên.

Cứ vài ngày lại có anh em bộ đội biên phòng ghé thăm và nhiều lần ngồi với chủ nhà tới lúc mặt trời lặn sau dãy núi Tà Xiên. Con Bẹc và Sóc luôn nằm sau lưng người khoác áo lính. Con Bẹc khác với con Sóc ở một điều, hễ thấy bóng người mặc đồ xanh của lính là nó tỏ vẻ mừng ra mặt.

Cả ngày, nhiều ngôi nhà trong làng đều vắng bóng. Thỉnh thoảng mới xuất hiện vài người già và trẻ em thấp thoáng dưới những ngôi nhà được làm bằng gỗ giổi.

Nửa buổi sáng, Đại úy Lê Thanh Vững - cán bộ Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ga Ri dừng xe máy tới trước ngôi nhà, Sóc và Bẹc lao ra vẫy đuôi và con Bẹc rên ư ử, liếm láp đôi tay, rúc mũi vào bộ đồ lính. Đại úy Vững chiều nó nên ngồi xuống để con Bẹc dí cái mũi hít hít lên vai, đưa chân trước khèo khèo, giống như người ra hiệu xin bắt tay.

Một bà già dừng chân hỏi Đại úy Vững, cuối tuần này bộ đội tổ chức chương trình cắt tóc miễn phí ở thôn nào? Chuyện cắt tóc bắt đầu từ năm 2004, Trung úy Alăng Hòa đã mua dụng cụ về cắt tóc cho các cháu nhỏ (hiện nay nhân rộng đến nhiều địa bàn). Trung úy Hòa giờ đã thăng cấp lên Trung tá, luân chuyển sang 2 đơn vị khác.

Anh Hòa kể chuyện vui rằng: “Hai cái tông đơ cắt tóc mua ở Đà Nẵng về phục vụ cho bà con, rồi không biết bao nhiêu con gà đã ra đi với 2 cái tông đơ đó, vì mình cắt tóc ngoài sân thì đồng bào đã làm thịt gà trong nhà”.

Sóc, Bẹc trong nhà tình thương

Xã Ga Ri nằm trên đỉnh dãy Trường Sơn hùng vĩ, mỗi chóp núi, hoặc thung lũng, bình nguyên nằm dưới chân đồi là một ngôi làng. Trong số hàng ngàn ngôi nhà đó, có rất nhiều gia đình coi lính biên phòng như người thân ruột thịt.

Từ cuối năm 2019, toàn lực lượng Bộ đội biên phòng triển khai mô hình “đảng viên đồn biên phòng phụ trách hộ gia đình ở khu vực biên giới” (thực hiện theo Chỉ thị 681-CT/ĐU của Thường vụ Đảng ủy Bộ đội biên phòng Quảng Nam).

Những bản làng dưới bóng núi Tà Xiên. Ảnh: VĂN CHƯƠNG

Những bản làng dưới bóng núi Tà Xiên. Ảnh: VĂN CHƯƠNG

Anh em bộ đội biên phòng hay nói đùa nhưng là chuyện thật, khắp các bản làng ở vùng biên giới, biển đảo, “nhà nào nuôi chó thì anh em tới nhà cũng được chó nhảy ra vẫy đuôi, quấn quýt, vì đã quá quen hơi”.

Để thực hiện mô hình đảng viên phụ trách hộ gia đình, mỗi cán bộ biên phòng luôn gắn bó với nhiều gia đình, không chỉ ngồi tâm tình bên bếp lửa khi mặt trời đã lặn sau núi Tà Xiên, có khi lên nương rẫy, hoặc ra đồng để chia sẻ thêm về kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo. Màu xanh áo lính và màu xanh nương rẫy, được mặc định với người ở chân núi Tà Xiên là màu của bình yên.

Đầu năm 2023, Sóc và Bẹc bắt đầu cuộc sống trong ngôi nhà gỗ mới, tươm tất hơn. Ngôi nhà tình thương do Hội LHPN tỉnh Quảng Nam và Bộ đội Biên phòng tỉnh chung tay xây dựng.

Ngôi nhà bằng gỗ có chiều ngang 7 mét, dài 12 mét. Ngày làm nhà, những người lính trẻ trên đồn biên phòng xuống cùng khởi công, tham gia dựng nhà, đó là khoảng thời gian Sóc và Bẹc luôn chạy quanh và rúc đầu vào lòng nhiều người lính.

Buổi chiều vào một ngày đầu tháng 9/2023, tôi trở lại thăm ngôi nhà tình thương, cả 2 chú chó đã vẫy đuôi vui mừng. Đứng nhìn mặt trời sắp ngả về gần ngọn núi Tà Xiên, nhớ đến câu chuyện đồng bào ở đây kể vào năm 2018, đó là cứ nghe nhà nào bốc mùi thịt nướng, khói lấp lửng trên mái bếp giữa mùa đông giá, đó là gia đình đóng cửa, sống chậm qua tháng ngày.

Nhưng hôm nay không còn thấy cảnh tượng này nữa. Anh Alăng Nhem sống ở ngôi nhà tình thương gần đó (cũng do Hội LHPN tỉnh Quảng Nam và Bộ đội biên phòng xây dựng) kể về thành tích vượt đói nghèo của nhiều người, chỉ tính riêng tiền cam, có năm thu về được 87 triệu đồng.

Bản làng thay đổi, Sóc và Bẹc được sống giữa những con người có khuôn mặt rạng rỡ, vô tư, như đám mây trắng sà thật thấp, trôi mênh mang ngay trên nóc nhà.

“Ngày mới” ở biên cương

Năm 2018, những cung đường ở xã Ga Ri vào mùa mưa luôn diễn ra cảnh chia cắt vì bùn, vệt xe hằn sâu khắp các con đường, giữa đường biến thành sống lưng trâu, xe chở lương thực chỉ lên tới nửa đường ở xã dưới, chính quyền phải huy động thanh niên đi cõng gạo, vác mì.

Có lần gặp đoàn cán bộ xã đi công tác và ai cũng đi bộ, khi hỏi ra thì mới biết, xe máy chỉ tới được đầu xã, mọi người bất lực đẩy xe vô bụi trong lúc bánh xe bị bùn dẻo khóa cứng.

Năm đó, tôi ngồi bên bếp lửa và vẫn nghe đồng bào kể lại nhiều công trình kết nghĩa ở vùng cao Ga Ri, chuyện đàn ông (bộ đội biên phòng) đỡ đẻ, bác sĩ cấp cứu cho thầy mo, đến việc bộ đội biên phòng đi cắt tóc cho dân cả bản…

Ga Ri trong tháng cuối năm 2023, Sóc và Bẹc được anh em biên phòng cắm bản kéo đi dạo. Nó khịt khịt mũi và đảo ánh mắt vì khắp bản làng đâu cũng có cảnh phơi dược liệu, hàng nông sản nên tỏa mùi thơm dìu dịu.

Do người dân đã có việc làm và thu nhập tại chỗ, chủ của nó là anh Pơloong Ngon và chị Alăng Thị Nao bám nương rẫy đến tối mới về. Hai con chó hàng ngày ngồi ngóng lên phía đồi nương của gia đình, nơi có 1 héc ta đảng sâm trồng xen trong bắp, hơn 300 cây cam đang đâm chồi giữa núi rừng, gió se sắt lạnh.

Đại úy Lê Thanh Vững chạy xe ngang qua ngôi nhà, 2 con chó tinh khôn thậm chí nghe được tiếng xe quen, nó nhào ra mé đường vẫy đuôi, chào đón. Hình ảnh ngôi nhà gỗ trên đường vắng sát vách núi, người lính với chú chó vẫy đuôi đã mang lại cảm giác vui nhộn, khó tả.

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.