Số cổ vật bị đánh cắp ở bảo tàng Đức trị giá khoảng 1 tỷ euro

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Cảnh sát Đức, bảo tàng Green Vault tại Cung điện Hoàng gia ở thành phố Dresden, nơi trưng bày khoảng 4.000 cổ vật quý giá làm bằng ngà, vàng, bạc và đá quý, đã bị trộm "ghé thăm".

 

 Bảo tàng Green Vault tại Cung điện Hoàng gia ở thành phố Dresden. (Nguồn: EPA-EFE)
Bảo tàng Green Vault tại Cung điện Hoàng gia ở thành phố Dresden. (Nguồn: EPA-EFE)



Một bảo tàng quốc gia ở Đức - sở hữu một trong những bộ sưu tập cổ vật quý có từ thời Baroque lớn nhất châu Âu - đã bị trộm đột nhập và đánh cắp số hiện vật ước tính trị giá hàng tỷ euro.

Cảnh sát Đức ngày 25/11 cho biết bảo tàng Green Vault tại Cung điện Hoàng gia ở thành phố Dresden, nơi trưng bày khoảng 4.000 cổ vật quý giá làm bằng ngà, vàng, bạc và đá quý, đã bị trộm "ghé thăm" vào sáng cùng ngày. Hiện các thủ phạm đã "cao chạy xa bay."

Trong khi đó, báo Bild của Đức đưa tin "số đồ kim hoàn cổ trị giá khoảng 1 tỷ euro đã bị đánh cắp."

Theo báo trên, những tên trộm đã đột nhập cung điện được bảo vệ nghiêm ngặt sau khi tấn công một trạm phát điện gần đó và trèo qua cửa sổ.

Mục tiêu nhắm đến của chúng là cổ vật kích cỡ nhỏ, thay vì những món đồ lớn hơn. Hiện nhà chức trách địa phương đang tiến hành điều tra vụ việc.

Bảo tàng Green Vault là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở châu Âu, được thành lập vào năm 1723.

Trong số hàng nghìn cổ vật có giá trị ở bảo tàng này phải kể đến bức tượng Moor dài 63,8cm nạm đá quý và một viên đá sapphire 648carat được Sa hoàng Peter Đại đế của Nga tặng.

Đây là vụ trộm lớn thứ 2 ở Đức trong những năm gần đây.

Trước đó, năm 2017, một đồng tiền vàng khổng lồ 24carat nặng 100kg tại bảo tàng Bode ở thủ đô Berlin cũng đã "không cánh mà bay".

 

Theo Phan An (TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.