Sẻ non và bài học vào đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thoát nạn sau cuộc rượt đuổi kinh hoàng của ngày thứ ba đen tối, Sẻ đâm rụt rè nhút nhát hẳn. Chả bù cho tính háo thắng ương ngạnh vốn dĩ. Mẹ còn bảo chỉ có đời dạy con mới nên chứ lời mẹ nói nào ăn thua gì! Chậc. Đã hối lắm rồi mà cứ lằm bằm suốt thiệt mệt cả đầu.
Minh họa: VĂN TIN

Minh họa: VĂN TIN

Chẳng là hôm ấy, sau hai ngày học tất cả lý thuyết về kỹ năng chao lượn, khả năng săn tìm mồi, cách phòng trừ hiểm họa từ con người...; trong lúc các anh chị mải mê chăm chú nghe mẹ thuyết giáo, Sẻ vởn vơ ngắm gió ghẹo lá. Có lúc chú ta vờn hết chị lá nọ tới chị kia, tốc cả váy áo các chị lên rồi hả hê bỏ đi mặc các chị rối rắm thẹn thùng. Sẻ đắc ý lắm, ý chừng cũng muốn được như anh Gió, ngao du thiên hạ bốn bể là nhà. Khổ nỗi, vừa mới dợm chân ngóng cổ lên khỏi tổ mẹ đã xoắn xuýt, thiệt bực hết sức.

Sau khi nạp đủ năng lượng để sẵn sàng cho buổi diễn tập, mẹ lại dặn dò thêm lượt nữa. Sẻ nghe tiếng được tiếng mất, chẳng biết mẹ có bị bệnh ám thị ngôn từ hay không mà suốt ngày chỉ nhắc đi nhắc lại hai chữ “con người” một cách đầy kinh hãi. Gì chứ “con người” thì Sẻ gặp rồi. Hôm đó mẹ vắng nhà, cả bọn nằm im thin thít trong tổ chẳng dám hó hé nửa lời theo sự dặn dò của mẹ. Đợi anh em ngủ say, Sẻ len lén ngóc đầu lên vành tổ xem thế giới xung quanh ra sao. Nhà Sẻ ở mãi tít sau một khu vườn, ngay ngọn cây bứa. Loại cây này quả chín thoang thoảng mùi hương nhẹ không thu hút lắm, mẹ bảo ở đây cho an toàn, khỏi ai nhòm ngó.

Ấy thế mà hôm nọ, rõ ràng là có kẻ nhòm ngó nhà Sẻ. Đấy là chị Sâu lông xấu xí. Chị ngoe nguẩy cánh hông đi qua đi lại với ánh nhìn thiếu thiện cảm, đôi mắt to gian manh và cái miệng tham lam đáng ghét. Sẻ chỉ muốn phang chị ta một phát cho bỏ ghét nhưng hiềm nỗi, đôi chân hãy còn yếu lắm, đôi cánh mới chỉ li ti vài sợi lông. Nhưng ở đời lạ lắm, càng ghét lại càng ưa soi mói, và càng xấu xí lại càng khiến thiên hạ tò mò. Đẹp quá hay xấu quá cũng là trung tâm thu hút tầm ngắm, nó là một dạng của sự phiền phức. Sẻ có khác thiên hạ mấy đâu. Chẳng biết thích chơi trò chi mà chị ta đu người một cái, thoáng chốc đã biến mất. Bất chợt Sẻ nghe tiếng la hét hoảng loạn, vội rướn người qua cửa tổ nhìn xung quanh. Dưới kia, ngay gốc cây nơi nhà Sẻ ở, có cô bé “con người” với hai bím tóc cài nơ đỏ. Cô bé đang bày la liệt món đồ chơi đủ màu sắc, khuôn mặt bầu bĩnh, làn da trắng hồng, chiếc đầm hoa xinh xinh…

Nhưng sao cô bé lại khóc thét lên thế? Sẻ dùng hết khả năng có thể để quan sát xem chuyện chi đang xảy ra. Xung quanh lặng im, vài chú gà đang nhặt cỏ, thi thoảng ngước lên nghe ngóng, rồi lại cắm cúi mổ lên những đọt xanh lún phún. Hai con chó đang vờn nhau khí thế, chúng lao vào nhau như những chiến binh rồi hộc tốc rượt đuổi, mớ đồ chơi cũng bị xáo lên. Cô bé vẫn xoắn lên khóc không thôi, miệng há to, hai tay vung vẩy, hai chân giậm liên hồi. Một cậu con trai chạy đến, phong thái đĩnh đạc như người trưởng thành, cậu nhẹ nhàng gỡ trên bím tóc cô bé ra một cái gì đó. Ái chà, là ả Sâu lông gớm ghiếc. Cô bé kinh hãi bỏ chạy, mắt vẫn ầng ậc nước, cu cậu hộc tốc chạy sau “Chờ anh, chờ anh với!”. “Con người” mẹ thường hay nhắc tới như nhắc đến kẻ hủy diệt loài chim chỉ có vậy.

Gốc mận trong vườn là nơi diễn tập của cả bọn. Từng chùm hoa trắng rung rinh nấp sau tán lá. Lớp áo xanh nhạt nhẹ nhàng bao phủ những nụ mới nhú, thứ màu thanh khiết không kém phần quý phái. Mẹ bảo đã quan sát kỹ, mùa này mận mới đơm hoa nên con người chả mấy quan tâm đến. Thi thoảng lâu lắm mới có người ra gom lá mận rụng dưới gốc cây, nhưng ấy là những buổi chiều muộn, khi hoàng hôn đã chếch phía sau núi để lại những mảng màu tím thẫm cả góc trời xa ngái.

Nghiễm nhiên nơi này trở thành thiên đường cho mấy mẹ con, tha hồ ríu rít trò chuyện. Mẹ lại rao giảng mớ lý thuyết cũ rích, âm vực lên xuống như đang hát. Hai cánh mẹ xòe ra phụ họa, nét mặt biểu cảm như một diễn viên hạng trung. Ấy là Sẻ du di cho mẹ lắm, chứ năng lực mẹ chỉ đóng được vai quần chúng thôi. Không phải Sẻ ngỗ ngược hay xem thường mẹ, mà là mỗi cá nhân có một biệt tài riêng, như mẹ, có lẽ cần trang bị thêm nghiệp vụ sư phạm để cuộc giảng dạy không bị nhàm chán.

Dù ít nghe mẹ giảng bài nhưng Sẻ lại tiếp thu khá nhanh. Sau khi chuyền chán từ cành nọ sang cành kia, thình lình Sẻ đánh vài đường chao khiến mẹ và mấy anh chị em bất ngờ. Sau đó là cảm giác thích thú lan rộng, như hiệu ứng domino, cả bọn hớn hở chao theo. Rồi chao, rồi lượn đủ các vòng, bỗng mẹ ra hiệu dừng lại. Chợt Sẻ nhìn thấy cô bé hôm bữa với đôi bím tóc đỏ xinh xắn đang lom khom dưới hiên nhà. Mớ đồ chơi bày biện ngăn nắp, khu nhà búp bê, giỏ quần áo ren hoa sặc sỡ, tủ giày, băng đô…

Sẻ muốn làm quen với cô bé ấy quá, ít ra để san sẻ sự căm ghét của mình về ả Sâu lông hôm nọ. Chẳng phải có câu “Thương thì thương hết cả nhà, ghét thì mượn hết người ta ghét giùm” đó sao. Chưa kịp nghe lời can của mẹ và anh chị, Sẻ đã lượn một đường bay rồi đáp xuống cành hồng trước mặt cô bé. Nghe tiếng động nhẹ, cô bé ngẩng lên, đôi mắt tròn to đen láy. Cả hai nhìn nhau ngạc nhiên thích thú. Đôi môi xinh xinh của cô bé nhoẻn nụ cười thân thiện, ánh mắt hiền lành đến là yêu. Cô bé nhìn chăm chăm về phía Sẻ, miệng vẫn giữ nụ cười rạng rỡ, mắt mở tròn như sợ Sẻ sẽ biến mất sau một giây chớp mắt.

Dù rất thích nhưng Sẻ vẫn cố gắng giữ khoảng cách an toàn, cứ nhìn nhau như thế có khi tốt hơn. Đôi lúc, cái đẹp chỉ nên đứng từ xa mà ngắm, bởi ai đó từng nói, cái đẹp thường đi đôi với hiểm nguy rình rập, cái đầu thông minh của Sẻ tự nhảy số triết lý. Bất chợt có tiếng động mạnh, cậu con trai từ trong nhà đi ra, thấy Sẻ thì vồ người chụp lấy chụp để mặc cô bé hét lên ngăn cản. Sẻ ta hồn bay phách tán, cố dùng đủ ngón nghề mẹ trao để thoát thân. Khốn nỗi, khi tâm trí hoảng loạn thì đôi cánh bỗng mất thăng bằng, cả thân như bị dính keo, cứ bay chập choạng không rõ phương hướng.

Lúc đó mẹ và các anh chị hãy còn đang đợi Sẻ trên cành chờ xem Sẻ chơi trò ú tim. Đến khi sự việc bất ngờ xảy ra khiến cả bọn nháo nhác, mẹ vội ra hiệu cho các con quay về tổ an toàn, còn mình mẹ ở lại giải vây cho Sẻ. Không một giây ngần ngại, mẹ chao cánh đáp xuống. Trước mặt mẹ là một “con người” hùng hổ đang muốn tóm gọn Sẻ. Mẹ nhớ như in câu chuyện thảm sát hàng loạt họ hàng nhà Sẻ ngay cánh đồng Bàu Gió. Ấy là một đêm kinh hoàng, mà mỗi lần nhắc lại mẹ Sẻ không khỏi rùng mình. “Con người”, với tấm lưới đan chi chít, những khuôn mặt nham hiểm, những trái tim độc ác, họ đã phủ lấy từng đàn Sẻ nâu bé tí rồi túm lại trong chiếc bao lát đựng cám con cò. Phải rồi, một bao cám con cò còn hăng hăng mùi. Họ túm chặt miệng bao mặc kệ hàng trăm sinh linh đang chen chúc tung cánh quẫy đạp. Một người tò mò mở miệng bao ra dòm, và như một phép màu, Sẻ cha tung cánh vút lên mặc sự ngơ ngác của bọn người. Sẻ cha không kể tỉ mỉ vụ thảm sát như thế nào vì quá sợ hãi nên lo tháo thân. Nhưng sự vắng bóng của họ hàng nhà Sẻ trong các cuộc họp bất thường cho thấy đã không có một phép màu nào dành cho họ.

Và rồi một hôm, vô tình Sẻ cha nhìn thấy mớ lông xám nâu nằm ở góc một khu vườn đã mục rửa với đất. Sẻ cha khựng lại, chao đảo. Mọi sự đề phòng được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác, như một cách nhắc nhớ nhau về bài học sống còn trong cuộc đời. Nhưng họ hàng nhà Sẻ chỉ biết dạy nhau cách tự bảo vệ bản thân trước những cái ác mà không truyền dạy lòng căm thù, bởi như Sẻ cụ truyền lại, vạn vật đều tuần hoàn theo quy luật tự nhiên, và chỉ khi “con người” đạt tới cảnh giới cao nhất của loài người thì những vật bé mọn mới không bị xâm hại và được tôn trọng như một cách tồn tại độc lập. Hay nói cách khác, mỗi loài đều có đời sống riêng, môi trường riêng, nguồn thức ăn riêng. Và chỉ khi nào vạn vật ý thức được việc xâm phạm làm tổn hại sâu sắc đến môi trường chung thì may ra loài Sẻ cũng như các loài yếu thế khác mới được an toàn.

Cậu con trai thấy mất miếng mồi thơm vội quay sang tấn công Sẻ mẹ tới tấp. Như chỉ chờ cơ hội đó, Sẻ ta lấy lại thăng bằng rồi vút lên ngọn cây. Và cũng chỉ chờ có thế, Sẻ mẹ vội vã lao theo mặc dưới kia cậu “con người” đang cố rượt theo trong sự tiếc nuối. Thật lòng mà nói, nếu như hôm đó cô bé đã không cố hết sức ôm cậu con trai cản lại thì hôm nay kể như xong đời Sẻ, Sẻ rùng mình nhớ lại. Quả là một cú vào đời đầy bất ổn.

Có thể bạn quan tâm

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.