Sáng ăn bánh canh ốc 'móng tay', trưa thủng ruột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến khi phẫu thuật xong rồi hỏi lại bệnh nhân, bác sĩ mới xác định chính xác nguyên nhân thủng ruột là do mảnh ốc móng tay mà nạn nhân đã ăn từ buổi sáng.
Mảnh dị vật là mảnh ốc
Mảnh dị vật là mảnh ốc "móng tay" lấy ra từ quai hỗng tràng của bệnh nhân.
Chiều 19-6, ông Phạm Tuấn K. (49 tuổi, ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ trong tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân. Ông cho biết đau bụng từ trưa, đã uống thuốc giảm đau, nhưng không hiệu quả.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, nghi thủng ruột non do dị vật. 
Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cấp cứu trong tối cùng ngày.
Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ phát hiện dị vật nằm trong lòng hỗng tràng. Các bác sĩ hút rửa sạch ổ bụng, mở đường giữa qua rốn lấy dị vật ra và khâu lỗ thủng ruột non.
Bác sĩ Trần Hiếu Nhân, phẫu thuật viên chính, cho biết lúc mới lấy dị vật ra, ê kíp cũng không hình dung được đó là gì, chỉ thấy giống như mảnh nhựa cứng nhọn. 
Sau đó hỏi bệnh nhân, mới hay sáng hôm nhập viện, bệnh nhân có ăn bánh canh ốc "móng tay". Dị vật chính là mảnh ốc này.
T.Lũy (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.