Sáng 26/1: Hơn 4.600 ca Covid-19 nặng đang điều trị; Lâm Đồng có F0 đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,9 triệu ca COVID-19 đã khỏi, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 4.602 F0 nặng; Lâm Đồng có F0 đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron, nâng tổng số ca nhiễm tại Việt Nam lên 164; Vĩnh Long chuyển cấp độ dịch từ vùng cam sang vùng vàng...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.171.527 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.000 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.164.794 ca, trong đó có 1.901.252 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.970), Bình Dương (292.584), Hà Nội (114.384), Đồng Nai (99.717), Tây Ninh (87.435).

Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,9 triệu ca COVID-19 đã khỏi, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 4.602 F0 nặng
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 1,9 triệu ca COVID-19 đã khỏi, trong số các bệnh nhân đang điều trị có 4.602 F0 nặng
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.904.069 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.602 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.192 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 637 ca; Thở máy không xâm lấn: 120 ca; Thở máy xâm lấn: 634 ca; ECMO: 19 ca
Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 24/01 đến 17h30 ngày 25/01 ghi nhận 126 ca tử vong tại:
 Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 148 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.010 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.933.973 mẫu tương đương 76.827.471 lượt người, tăng 30.468 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 177.388.045 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.919.564 liều, tiêm mũi 2 là 73.862.769 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 24.605.712 liều.
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/1 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 358.116.359 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.630.651 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 2.471.342 và 7.201 ca tử vong mới.
Số bệnh nhân bình phục đã đạt 283.733.506 người, 68.752.202 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 95.835 ca nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, Pháp dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 501.635 ca nhiễm mới; Mỹ đứng thứ hai với 263.498 ca; tiếp theo là Brazil (176.371 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 1.720 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga (681 ca) và Pháp (467 ca tử vong).
Nước Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 73.224.898 người, trong đó có 893.854 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 39.799.202 ca nhiễm, bao gồm 490.462 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 24.311.317 ca bệnh và 623.843 ca tử vong. Ca nhiễm mới tại Brazil đột ngột tăng gấp đôi khi nước này đang trên đường trở lại là một điểm nóng lây nhiễm ở Mỹ Latinh.
Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với trên 116,7 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với 96 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 85,6 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 46,42 triệu ca, tiếp đến là châu Phi trên 10,79 triệu ca và châu Đại Dương trên 2,46 triệu ca nhiễm.
Trong 24h qua, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 52.479 ca mắc mới COVID-19 và 250 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 16.285.249 trường hợp, và 312.727 ca tử vong. Toàn khối có 15.202.168 bệnh nhân đã bình phục.
Lâm Đồng phát hiện có ca bệnh COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên
Bệnh nhân K.D (nam, 38 tuổi, ở địa chỉ: Thôn M'Răng, xã Lạc Lâm, Đơn Dương): Ngày 30/12/2021, bệnh nhân từ Italia về Việt Nam nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Từ ngày 31/12/2021 đến 8/01/2022, bệnh nhân được cách ly tại Khu cách ly tập trung của Trung đoàn 803, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR 2 lần có kết quả âm tính (ngày 31/12/2021 và ngày 8/01/2022).
Ngày 8/1/2022, sau khi kết thúc cách ly, bệnh nhân thuê xe hợp đồng về nhà tại thôn M'Răng, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Sáng ngày 9/1/2022, bệnh nhân đi khai báo y tế, test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, được cách ly điều trị tại nhà theo quy định.
Ngày 10/1/2022, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.
Đến ngày 11/1/2022, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh giải trình tự gene.
Ngày 24/1/2022, Viện Pasteur TP HCM thông báo bệnh nhân K.D nhiễm biến thể mới Omicron của virus SARS-CoV-2. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định, từ ngày 19/1/2022 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Đến ngày 25/1, Lâm Đồng có tổng số 15.875 ca mắc COVID-19; trong đó, đang cách ly điều trị 6.836 ca, ra viện 8.965 ca, tử vong 58 ca, về địa phương khác 16 ca.
Như vậy, đến ngày 25/1, tại Việt Nam đã ghi nhận 164 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại Hà Nội (14), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (92), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Kiên Giang (2), Bình Dương (1) và Lâm Đồng (1).
Vĩnh Long hạ cấp độ dịch COVID-19 từ vùng cam thành vùng vàng
Ngày 25/1, UBND tỉnh Vĩnh Long có văn bản cập nhật cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, từ ngày 26/1, tỉnh Vĩnh Long xác định cấp độ dịch từ cấp 3 (nguy cơ cao) chuyển xuống cấp 2 (nguy cơ trung bình).
Ở cấp thành phố, huyện, thị xã, toàn tỉnh có 8 đơn vị có cấp độ dịch là cấp 2. Đối với cấp xã, phường, thị trấn, toàn tỉnh có 20 địa phương cấp 1 (nguy cơ); 55 địa phương cấp 2; 31 địa phương cấp 3 và chỉ có 1 địa phương đang ở cấp 4 (nguy cơ rất cao).
Ngày 25/1, Vĩnh Long ghi nhận 152 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Tính từ ngày 1/1 đến nay, toàn tỉnh có 11.173 trường hợp mắc COVID-19 và 152 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; đã có 299 trường hợp tử vong.
Sau nhiều ngày ghi nhận số ca mắc ở mức trên 500 ca/ngày, trong 15 ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới đã giảm đáng kể. Đặc biệt, trong 3 ngày gần đây, tỉnh ghi nhận số ca mắc COVID-19 dưới 200 ca/ngày.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 5.000 trường hợp F0 được điều trị tại nhà và trên 500 trường hợp điều trị tại các cơ sở y tế. Tỉnh Vĩnh Long có trên 99,5% số người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi vacine phòng COVID-19; gần 95% số trẻ từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; gần 450.000 người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi bổ sung và mũi tăng cường.
Bắc Ninh: Tạo thuận lợi cho người dân trong nước về quê dịp Tết
Chiều 25/1, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có công văn yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo đó, hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải chờ cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở… thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức các nhân vi phạm quy định trong công tác phòng, chống dịch theo quy định.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có văn  bản yêu cầu các địa phương tạo thuận lợi cho người dân về quê đón Tết.
Thái Bình (suckhoedoisong.vn)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.