Sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để giúp người trồng cà phê tiếp cận phương thức canh tác cà phê trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Diễn đàn khuyến nông@ nông nghiệp với chủ đề “Sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu”.

 Các đại biểu tham quan mô hình cà phê biến đổi khí hậu của Công ty Cà phê Ia Sao II. Ảnh: N.D
Các đại biểu tham quan mô hình cà phê biến đổi khí hậu của Công ty Cà phê Ia Sao II. Ảnh: N.D
Ông Trần Văn Khởi-quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Tình trạng biến đổi khí hậu trong vài năm trở lại đây đang trở thành vấn đề nan giải, tác động mạnh tới người trồng cà phê như hoa nở trái vụ, nở sớm… gây khó khăn từ chăm sóc đến thu hoạch dẫn đến năng suất, sản lượng giảm. Diễn đàn khuyến nông@ nông nghiệp là dịp để nông dân cùng các bên tham gia trao đổi tìm những hướng đi thích hợp nhất cho cây cà phê phát triển ổn định nhằm ứng phó với biến đổi kh í hậu. Trong thời gian tới, hệ thống khuyến nông các tỉnh cần tổ chức các lớp tập huấn về sản xuất cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu để người dân áp dụng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Với diện tích lên đến trên 93.000 ha, sản lượng đạt 212.486,7 tấn nhân/năm, cà phê trở thành cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng của tỉnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường; hiện tượng El Nino kéo dài những năm gần đây khiến nguồn nước tự nhiên tại các sông suối và lượng nước ngầm giảm mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, trong năm 2016, toàn tỉnh có gần 5.500 ha cà phê bị mất trắng do hạn hán, diện tích cà phê còn lại năng suất đều giảm khoảng 40% so với những năm trước. Ước thiệt hại của riêng cây cà phê lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Chưa kể niên vụ 2014-2015, tình trạng thiếu nước tưới cũng đã gây thiệt hại nặng cho người trồng cà phê trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, cũng trong mùa khô 2016-2017, thời tiết tiếp tục biến động bất thường như mưa trái vụ làm cho phân hóa mầm hoa và nở hoa cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mưa cuối mùa đến tháng 12 mới chấm dứt nên người trồng cà phê phải kéo dài thời gian thu hoạch đến tháng 1-2017. Mưa kéo dài cộng với lạnh đến muộn làm cho cây cà phê ra hoa kéo dài từ tháng 10-2016 đến tháng 3-2017 với 4-5 đợt hoa. Hiện tượng hoa nở cũng có nhiều bất thường như nhiều nơi hoa không nở được hoặc tưới đợt 2 hoa mới nở nhưng không bung hết cánh…

Trước những diễn biến ngày càng khó lường của thời tiết, nhiều nông dân đã chủ động sản xuất cà phê phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ông Phan Thế Anh (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) cho hay: Gia đình tôi trồng 3 ha cà phê từ năm 2000. Trước những diễn biến bất lợi của thời tiết, năm 2012, khi tiếp cận với quy trình sản xuất cà phê 4C, tôi về áp dụng vào vườn của mình. Theo đó, thay vì dùng thuốc trừ cỏ cho nhanh và đỡ tốn công, hiện nay, gia đình tôi dùng máy cắt cỏ tạo thảm mục trong vườn. Gia đình tôi cũng trồng cây muồng đen quanh bờ lô vườn cà phê và trồng xen canh bơ chín muộn. Bên cạnh đó, gia đình tôi cào lá rụng tự nhiên dưới gốc ra cuốc rãnh, rải phân rồi lấp đất, lấp lá … nhằm hạn chế bay hơi của phân bón; chủ động hạn chế phun thuốc, ghép cải tạo hoặc nhổ bỏ cây bị bệnh, cắt bỏ những cành sâu bệnh, bón phân vào đúng chu kỳ ở giai đoạn đầu, giữa và cuối mùa mưa kéo ống tưới bù.

Ông Hà Ngọc Uyển-Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh cho hay:  Do biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến ngày càng thất thường, hiện tượng El Nino gây hạn hán kèm theo các loại rệp sáp hại chùm hoa, chùm quả, mọt đục cành, bệnh gỉ sắt trên cây cà phê phát triển mạnh. Sau El Nino thường xảy ra tiếp hiện tượng La Nina với mưa kéo dài gây các đối tượng dịch hại với cây cà phê như hiện tượng thối quả, rụng quả cà phê, bệnh thối nứt thân… Vì vậy, để phòng trừ dịch hại cho cây cà phê trong điều kiện biến đổi khí hậu nên áp dụng biện pháp quản lý dinh dưỡng và phòng trừ dịch hại tổng hợp như: phát triển cà phê theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng; đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp; liên kết sản xuất cà phê theo cánh đồng lớn; áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, tưới nước tiết kiệm và trồng cây che bóng…

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.