Sản phẩm OCOP từ chăn nuôi: Tạo việc làm, tăng thu nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trong tỉnh Gia Lai đã đầu tư chế biến các sản phẩm OCOP từ chăn nuôi. Nhờ đó, các chủ thể tăng thu nhập đáng kể và tạo việc làm cho người lao động tại địa phương.

Chị Trần Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát (353/12 Trường Chinh, TP. Pleiku) cho biết: Sau 6 năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm xúc xích tươi, Công ty có 5 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao gồm: xúc xích gà lá é, xúc xích heo sọc dưa, xúc xích tôm Biển Hồ, gà xông khói và giò lụa thủ công.

“Để sản phẩm được chứng nhận OCOP, Công ty kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Theo đó, chúng tôi đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo sọc dưa và gà; không sử dụng chất kích thích, tăng trọng trong chăn nuôi. Đối với nguyên liệu tôm thì thu mua từ các hộ dân đánh bắt tự nhiên tại Biển Hồ.

Cùng với đó, Công ty đầu tư hệ thống máy chế biến, máy cấp đông, trong quá trình chế biến không sử dụng các chất phụ gia, chất bảo quản”-chị Bé cho hay.

chi-be-chuan-bi-nguyen-lieu-de-che-bien-san-pham-xuc-xich-tuoi-tu-thit-heo-soc-dua.jpg
Chị Trần Thị Bé (bìa trái) chuẩn bị nguyên liệu chế biến sản phẩm xúc xích tươi từ thịt heo sọc dưa. Ảnh: N.H

Theo chị Bé, từ khi được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao, lượng sản phẩm bán ra thị trường tăng 50-60% so với trước. Theo đó, từ tháng 1 đến tháng 9 âm lịch, Công ty bán khoảng 1 tấn sản phẩm/tháng. Riêng từ tháng 10 âm lịch đến nay, Công ty bán được 2-3 tấn sản phẩm/tháng. Sau khi trừ chi phí, Công ty đạt lợi nhuận 300-400 triệu đồng. Nhờ đó, Công ty tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động với mức lương 6-8 triệu đồng/người/tháng.

“Ngoài các sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, chúng tôi đang chế biến xúc xích tươi từ thịt bò với quy trình chế biến như trên. Thời gian tới, Công ty tiếp tục xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao cho sản phẩm xúc xích tươi làm từ thịt bò này”-chị Bé dự định.

Năm 2023, hộ kinh doanh Võ Thị Thạch (thôn Huy Hoàng, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa) cũng có 5 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao, trong đó có 4 sản phẩm từ chăn nuôi như: bò 1 nắng Ngọc Thạch, heo sọc dưa 1 nắng Ngọc Thạch, bò khô miếng Ngọc Thạch và bò khô sợi Ngọc Thạch.

Theo bà Thạch, để các sản phẩm được chứng nhận OCOP, gia đình liên kết với các hộ chăn nuôi bò cỏ, heo sọc dưa theo hướng an toàn. Đối với sản phẩm bò và heo sọc dưa 1 nắng, bà đầu tư giàn phơi tự động với độ cao trên 8 m để đảm bảo về nhiệt độ cũng như tránh bụi. Đối với sản phẩm bò khô miếng và bò khô sợi thì đầu tư hệ thống máy sấy.

“Nhờ xây dựng chứng nhận OCOP, sản phẩm của gia đình bán được nhiều hơn. Mỗi tháng, gia đình bán được khoảng 3 tạ đối với tất cả các sản phẩm, lãi 20-30 triệu đồng/tháng. Hy vọng dịp Tết Ất Tỵ 2025, cơ sở có lượng sản phẩm tăng khá hơn so với mọi năm”-bà Thạch cho hay.

ba-thach-ben-cac-san-pham-da-duoc-chung-nhan-ocop-cua-gia-dinh.jpg
Bà Thạch bên các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP của gia đình. Ảnh: N.H

Trong khi đó, gia đình bà Đỗ Thị Phượng (thôn Đại An 2, xã Ia Khươl, huyện Chư Păh) cũng mở rộng thị trường tiêu thụ kể từ khi sản phẩm yến thô được chứng nhận OCOP 3 sao.

Bà Phượng phấn khởi cho biết: “Từ năm 2022 đến nay, tôi thu được 25-30 kg sản phẩm yến thô/năm. Riêng năm nay, ngoài bán thô, gia đình tôi còn chế biến thành các sản phẩm như: yến hũ chưng tươi, yến viên baby, yến rút lông khô… Nhờ được sự tin dùng của khách hàng, gia đình không lo về đầu ra sản phẩm và cũng có lãi đáng kể”.

Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Toàn tỉnh có 430 sản phẩm OCOP, trong đó có 128 sản phẩm từ chăn nuôi (bò, heo, gà, yến và mật ong).

Sau khi được chứng nhận sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi được các chủ thể lựa chọn đầu tư cải tiến chất lượng, đa dạng mẫu mã, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, tích cực tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư do các sở, ban, ngành tổ chức.

“Việc xây dựng sản phẩm OCOP mở ra nhiều cơ hội, đem lại hiệu quả kinh tế, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với việc thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, các sản phẩm OCOP nói chung, sản phẩm OCOP từ chăn nuôi nói riêng được kỳ vọng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới”-ông Văn khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.