Săn kho báu, bé 9 tuổi đào được bảo vật 3.000 năm bằng vàng ròng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tham gia đội tình nguyện săn tìm cổ vật ở Israel, cậu bé Binyamin Milt đã có thành công rực rỡ khi tìm được bảo vật hé lộ công nghệ "không thể tin nổi" của người cố đại.

Khi các nhà khảo cổ tiếp nhận hạt vàng từ bé Binyamin Milt, 9 tuổi, họ đã tưởng nó là một món đồ hiện đại. Không những quá tinh xảo, nó còn được bảo quản trong tình trạng đặc biệt nguyên vẹn.

Theo tờ Sputnik, các cuộc kiểm tra sau đó cho thấy hạt vàng thuộc về "thời kỳ Judah" cổ đại, ít nhất 2.500-3.000 năm tuổi.


 

 Cận cảnh hạt vàng được tìm thấy. Tuy bé nhỏ nhưng nó có giá trị lịch sử vô cùng lớn, bởi hé lộ công nghệ khó tin 3.000 năm trước - Ảnh: TMSP
Cận cảnh hạt vàng được tìm thấy. Tuy bé nhỏ nhưng nó có giá trị lịch sử vô cùng lớn, bởi hé lộ công nghệ khó tin 3.000 năm trước - Ảnh: TMSP



Không những có giá trị bởi nó là vàng và rất cổ xưa, bảo vật này còn nắm giữ bí mật về kỹ thuật luyện kim "không thể tin nổi" của những người thợ cổ đại.

Phát biểu trên Times of Israel, các nhà khảo cổ cho biết hạt vàng này được cấu thành bởi rất nhiều hạt tròn nhỏ khác, kết nối với nhau thành hình bông hoa rồi xếp thành nhiều lớp, tạo thành một hạt cườm loại dùng để xỏ dây chuyền, vòng tay. Kỹ thuật sản xuất trang sức cổ xưa này được gọi là "tạo hạt", đưa đến "hiệu ứng 3D" lạ mắt cho món đồ. Để tạo ra nó, người thợ cần sở hữu công nghệ nấu – đúc vàng bạc tiên tiến, khả năng xử lý hóa học tốt cũng như một tay nghề cao.


 

 Bé Binyamin Milt và các bạn đang tham gia hoạt động khảo cổ tình nguyện - Ảnh: TMSP
Bé Binyamin Milt và các bạn đang tham gia hoạt động khảo cổ tình nguyện - Ảnh: TMSP



Bảo vật vàng ròng này được cho là có liên quan đến ngôi đền cổ Solomon, tồn tại từ năm 950 đến 586 trước Công Nguyên. Dạng đồ tạo tác này là cực kỳ hiếm thấy, cả về chất liệu lần công nghệ, bởi trang sức thời kỳ này chủ yếu chỉ làm bằng bạc. Đồ vàng thường được nhập khẩu từ phương xa.

"Nhà khảo cổ nhí" Binyamin Milt là một trong các tình nguyện viên tham gia Dự án sàng lọc Núi Đền (TMSP), do Đại học Bar-Ilan tổ chức từ năm 2004, nhằm khôi phục và nghiên cứu các cổ vật từ Núi đền Haram esh-Sharif ở Jerusalem. Bởi lượng kho báu cổ xưa ẩn chứa nơi đây nhiều vô kể, các nhà khảo cổ chuyên nghiệp hầu như không tự kham nổi mọi công việc.

Dự án đã giúp khai quật được một lượng cổ vật không lồ từ thời kỳ đồ đá đến những thứ "mới hơn", chỉ vài trăm năm tuổi: đồ gốm, bùa hộ mệnh, tượng cổ, tiền xu, các công trình kiến trúc…

 

http://https://nld.com.vn/khoa-hoc/san-kho-bau-be-9-tuoi-dao-duoc-bao-vat-3000-nam-bang-vang-rong-20201201152030719.htm

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.