Sai phạm trong sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được xem là bước đột phá trong việc góp phần giảm thiểu mất rừng và nâng cao chất lượng rừng… Chính sách này cũng tạo điều kiện để các chủ rừng triển khai phương án bảo vệ rừng bền vững, phòng-chống hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Tuy nhiên, sau khi có nguồn kinh phí, nhiều chủ rừng đã sử dụng một cách tùy tiện, không đúng mục đích, gây lãng phí.

Hàng trăm triệu đồng chi sai nguyên tắc

Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông H’De (huyện Kông Chro) quản lý hơn 14.000 ha rừng và hàng năm được nhận tiền chi trả DVMTR hơn 900 triệu đồng. Trong 2 năm qua, Công ty đã tự ý trích gần 200 triệu đồng từ tiền DVMTR để trả lương hàng tháng cho 3 người dân, với mức 2,5 triệu đồng/người/tháng để cung cấp thông tin phá rừng cho đơn vị. Điều khó hiểu là cả Ban Giám đốc cũng không nhớ tên những người dân mà mình trả “lương” vì đã ủy thác cho các trạm địa bàn tự lo liệu. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Kim-Giám đốc Công ty thừa nhận: “Công ty chỉ nghĩ đơn giản đó cũng là một trong những công tác hỗ trợ Công ty trong việc quản lý bảo vệ rừng tốt hơn nên mới thực hiện sai mục đích trong việc sử dụng tiền DVMTR và sẽ rút kinh nghiệm trong những năm sau”.

 

Phát dọn thực bì phòng-chống cháy rừng. Ảnh: L.A
Phát dọn thực bì phòng-chống cháy rừng. Ảnh: L.A

Được giao quản lý hơn 240 ha rừng, hàng năm, xã Ia Peng (huyện Phú Thiện) được nhận hơn 20 triệu đồng. Thế nhưng, xã đã không hề sử dụng số tiền này cho công tác quản lý, bảo vệ rừng theo kế hoạch. Năm 2015, UBND xã đã dùng hơn 60 triệu đồng từ nguồn DVMTR (được cấp từ năm 2013 đến 2015) để làm lại sân, hội trường… của UBND xã. Để hợp thức hóa chứng từ, hồ sơ rút tiền từ kho bạc huyện, xã Ia Peng đã lập khống các chứng từ chi tiền xăng tuần tra bảo vệ rừng; lập khống danh sách nhận tiền tuần tra bảo vệ rừng; lập khống danh sách nhận tiền bồi dưỡng cho tổ quản lý bảo vệ rừng làm đêm… Lý giải cho vấn đề này, ông Đỗ Hùng Sơn-Chủ tịch UBND xã cho rằng: Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã, UBND xã có kế hoạch  sửa chữa lại một số hạng mục công trình của trụ sở đã xuống cấp. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, nguồn kinh phí lại thiếu nên UBND xã có văn bản xin ý kiến của Đảng ủy xã mượn tạm số tiền DVMTR để làm lại sân, hội trường…

Ngoài những sai phạm trong việc sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng trên, qua xác minh của chúng tôi, còn nhiều đơn vị khác đã chi sai nguyên tắc như: dùng tiền DVMTR để trả tiền điện thoại cá nhân; hỗ trợ may trang phục; khai sai diện tích rừng đang quản lý… và số tiền chi sai nguyên tắc trong những năm qua lên đến hàng trăm triệu đồng.         

Chi tiền tỷ nhưng không cần hóa đơn chứng từ

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Ly (huyện Chư Pah) được giao quản lý hơn 12.500 ha rừng và bình quân hàng năm được nhận khoảng hơn 3 tỷ đồng tiền DVMTR để quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng… Từ năm 2013, sau khi có được nguồn tiền DVMTR, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Ly đã hợp đồng xây dựng các công trình lâm sinh như: nuôi dưỡng rừng trồng, làm đường ranh cản lửa… Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, thay vì ký hợp đồng với các công ty có tư cách pháp nhân, đơn vị đã ký với 3 cá nhân không có chuyên môn, nghiệp vụ là ông Trương Duy Cảnh, Trương Duy Nam và Trương Duy Ca (trú tại TP. Kon Tum) để thực hiện khối lượng công việc này. Giải thích cho việc làm trái với quy định này, ông Phạm Thành Phước-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Ly cho rằng: “Thực ra những năm trước, theo chủ trương và chính sách của Nhà nước, các công trình này phải được tổ chức đấu thầu. Tuy nhiên, từ năm 2005, khi đưa ra đấu thầu thì không có đơn vị có đủ tư cách pháp nhân nào dám đứng ra đấu thầu thi công các công trình lâm sinh bởi vì đặc thù với các công trình này độ rủi ro lớn. Vì vậy, để đảm bảo đúng tiến độ thực hiện các hạng mục công trình lâm sinh, đơn vị buộc phải thuê các cá nhân đứng ra nhận làm…”.

Theo hợp đồng của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Ia Ly với 3 cá nhân đại diện cho các tổ nhóm thi công các hạng mục công trình lâm sinh trong giai đoạn 2013-2015, đơn vị đã chi trả bằng tiền mặt cho ông Cảnh, ông Nam và ông Ca số tiền lên đến hơn 4,9 tỷ đồng nhưng không có hóa đơn. Bên cạnh đó, hồ sơ thanh toán của các cá nhân trên với đơn vị cũng không đúng quy định khi không có danh sách các hộ dân tham gia thi công các công trình ký nhận ngày công. Điều này vô tình đã tạo điều kiện cho các cá nhân trên không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Về vấn đề này ông Phước giải thích thêm: “Từ trước đến nay, việc thi công các công trình lâm sinh như vậy không có thuế vì chỉ là hợp đồng công lao động phổ thông. Nếu áp dụng thuế thì ngay cả các cá nhân cũng không dám đứng ra nhận làm. Còn về việc lập danh sách những người dân tham gia thì đơn vị có thiếu sót nhắc nhở với bên nhận thi công thực hiện đúng theo quy định…”.

Tương tự, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc An Khê cũng ký hợp đồng với bà Nguyễn Thị Hồng Điệp (trú tại huyện Kbang), không hề có tư cách pháp nhân và chuyên môn, nghiệp vụ để thi công các công trình lâm sinh với số tiền hơn 560 triệu đồng. Tuy nhiên, trong hồ sơ thanh toán cũng không có danh sách các hộ dân tham gia kèm theo và không xuất hóa đơn, cũng như kê khai nộp thuế.

 

 

Những sai phạm nói trên được các chủ rừng biện hộ với nhiều lý do khác nhau như: do chưa hiểu hết những quy định, hướng dẫn; do cơ chế chưa phù hợp với thực tế của ngành… Tuy nhiên, dù với lý do gì chăng nữa thì không thể tùy tiện, mạnh ai nấy làm dẫn đến những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Đề án 06: Động lực xây dựng tỉnh nhà hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ cuối: Tháo gỡ điểm nghẽn để về đích đúng tiến độ

(GLO)- Triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn, bất cập nhằm thực hiện đúng tiến độ.

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Ở góc Tây Nam

Ở góc Tây Nam

Bà chủ homestay đầu tiên trên đảo Hòn Đốc (Kiên Giang) - Phương Thảo - kể hồi mới theo chồng ra đảo, ở đây cái gì cũng thiếu. Nước ngọt mỗi ngày đều phải chờ xà-lan chở từ Hà Tiên ra, mỗi nhà xách theo một can 30l ra cầu cảng nhận phát nước.

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Đổi thay ở làng phong Quy Hòa

Làng Quy Hòa, ngôi làng nhỏ nằm nép mình bên bờ biển Quy Nhơn, là nơi trú ngụ cho những bệnh nhân phong trong nhiều thập kỷ. Trải qua nhiều biến động, cùng với tiến bộ của y học, căn bệnh nan y ngày nào đã không còn là nỗi ám ảnh.