“Sách hay về làng, bàn học cho em”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Đó là chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị trấn Chư Sê tổ chức với mong muốn tiếp thêm động lực cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng thói quen đọc sách của học sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Ngồi đọc sách bên chiếc bàn học mới, em Ralan Thanh Xuân (lớp 4A3, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thị trấn Chư Sê) phấn khởi khoe: “Em rất thích đọc sách và mơ ước có một góc học tập riêng với đầy đủ bàn và đèn học. Nhưng nhà nghèo, em toàn phải nằm dưới nền nhà để học bài. Nhà tối nên nhiều lúc em nhìn chữ không rõ. Từ khi được tặng bàn học đẹp và có cả đèn sáng, em rất vui. Em hứa sẽ cố gắng đọc thật nhiều sách, học thật giỏi chữ”.

Chị Ralan Blo-mẹ của Xuân-xúc động nói: “Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo của làng Hăng Ring. Gia đình không có đất sản xuất nên vợ chồng thường đi làm thuê kiếm tiền. Xuân rất ham học. Tôi cũng muốn mua cho con chiếc bàn học nhưng mãi vẫn chưa đủ tiền. Vậy nên, khi nhận được món quà này, gia đình tôi rất mừng”.

Từ ngày được tặng bàn học và đèn học, em Ralan Thanh Xuân có động lực hơn trong học tập. Ảnh: Mai Ka

Từ ngày được tặng bàn học và đèn học, em Ralan Thanh Xuân có động lực hơn trong học tập. Ảnh: Mai Ka

Em Rơ Lan Hà (lớp 3A, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai) cũng vừa được tặng bàn học và đèn chiếu sáng. Từ khi có bộ bàn ghế mới đã giúp cho việc học tập của Hà được thuận lợi hơn. Hà bộc bạch: “Được mọi người quan tâm hỗ trợ, em như được tiếp thêm niềm vui và động lực để học tập tốt hơn”.

Hà và Xuân là 2 trong 41 học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở làng Hăng Ring được Hội LHPN thị trấn Chư Sê trao tặng món quà ý nghĩa này. Ông Ralan Din-Trưởng thôn Hăng Ring-chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân. Trong làng còn nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên khi được quan tâm, hỗ trợ, bà con rất phấn khởi, các cháu học sinh có thêm động lực để tới trường học chữ tốt hơn”.

Sau một thời gian kêu gọi sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, đầu tháng 4-2023, Hội LHPN thị trấn Chư Sê đã tổ chức chương trình “Sách hay về làng, bàn học cho em”. 41 bộ bàn ghế và 41 chiếc đèn học đã được trao cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bà Đào Ánh Hồng-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Sê-cho biết: “Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy khoảng 80% em nhỏ ở làng Hăng Ring không có góc học tập, bàn học và bóng điện. Có những gia đình chỉ có duy nhất 1 bóng điện thắp sáng. Việc học ở nhà của các em không đảm bảo. Chúng tôi báo cáo Đảng ủy thị trấn, Hội LHPN huyện để phối hợp vận động Mạnh Thường Quân và nhận được hơn 30 triệu đồng. Từ đó, chúng tôi tiến hành đặt làm 41 bộ bàn và mua 41 chiếc đèn học tặng các em”.

Đặc biệt, trong chương trình, Hội cũng đã thành lập Câu lạc bộ “Sách hay về làng” với 51 thành viên, triển khai xây dựng thư viện sách ngay tại Nhà văn hóa làng Hăng Ring. Các thành viên đều là học sinh yêu thích đọc sách ở các trường học trên địa bàn huyện. Ngoài những bộ sách giấy thì nội dung của các cuốn sách còn được các em học sinh người Jrai đọc và ghi âm gửi vào nhóm Zalo của Câu lạc bộ. Những bản ghi âm này sẽ được nghe qua sách nói phiên bản tiếng Jrai dành cho người dân và những em nhỏ chưa biết tiếng phổ thông.

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Chư Sê thông tin thêm: “Cùng với tặng bàn học, Câu lạc bộ “Sách hay về làng” sẽ giúp các em có thêm đầu sách, được tiếp cận các kiến thức trong sách. Ngoài giờ đến lớp, các em nhỏ sẽ có những tài liệu, sách vở để nâng cao kiến thức. Từ các hoạt động này, chúng tôi mong muốn giúp đỡ các em thiếu nhi có thêm động lực nuôi dưỡng ước mơ của mình, không ngừng rèn luyện, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, trở thành người có ích cho xã hội”.

Có thể bạn quan tâm

Sắc màu tháng ba

Sắc màu tháng ba

(GLO)- Dấu chân thời gian đang chạm dần vào vạch cuối của mùa xuân để chào đón mùa hạ. Khoảnh khắc nhấn nhá này rắc lên thiên nhiên những mảng màu sống động đầy mê hoặc trong sắc màu tháng ba.
Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

Ông Kpuih Jol-“Cầu nối” văn hóa truyền thống của làng Hle Ngol

(GLO)- Già làng Kpuih Jol được nhiều thế hệ người làng Hle Ngol (xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) yêu mến bởi ông như “cầu nối” mạch nguồn văn hóa truyền thống của người Jrai. GJol không ngừng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn để các giá trị truyền thống ngày càng phong phú, sinh động.
Mắt quê

Mắt quê

Người ta bước chân ra phố tính chuyện đi xe nào hay mở ứng dụng đặt xe, nhưng dân miệt sông nước thì quen với chiếc ghe, chiếc xuồng hay phi thẳng vỏ lãi (phương tiện di chuyển trên sông, thường làm bằng vật liệu composite) mà đi chợ cho kịp buổi sớm mơi.
Quê hương bên những ngọn đồi

Quê hương bên những ngọn đồi

(GLO)- Năm 2014, sau khoảng thời gian trở về từ giảng đường đại học mà chưa tìm được việc, tôi quyết định vào TP. Hồ Chí Minh. Xe lăn bánh, đêm thật dài, tôi kéo rèm nhìn ra bóng tối trôi bên đường, nghĩ mông lung về những gì đang chờ mình khi xe dừng ở Bến xe Miền Đông mà tự nhiên trống trải.

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Con ngồi đợi mẹ bên thềm

Ý niệm về không gian cư trú trong đời sống dân gian thường gắn kết với những bài học về luân thường đạo lý. Bắt đầu từ ca dao, tục ngữ, cái ngạch cửa thềm nhà bỗng ý vị với rất nhiều nhắn nhủ...
Sắc màu hy vọng

Sắc màu hy vọng

(GLO)- Mùa xuân đến, đất trời như được mặc chiếc áo mới với cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa xuân cũng là lúc những hy vọng được ươm mầm để người ta tin vào điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Lối cỏ hoa

Lối cỏ hoa

(GLO)- Mùa xuân bao giờ cũng dành cho mình một lối cỏ hoa. Tôi nhận ra điều ấy khi tóc đã bạc, chân đã bước qua nhiều miền đất xa xôi. Đi từ ngõ nhà mình ra thấy con đường bụi bặm hôm nào bỗng hào hứng đón nhận bước chân ta bằng muôn thứ hoa cỏ mà có hỏi mãi cũng chẳng thể nào biết hết tên.

Nhớ mẹ

Nhớ mẹ

(GLO)- Không hiểu sao khi bước vào tháng Giêng, tôi lại thường nghĩ về mẹ. Tháng Giêng như một cánh cửa khép lại năm cũ và bước sang năm mới với bao ước vọng, bao khấp khởi mừng vui.

Hương vị rau cần

Hương vị rau cần

(GLO)- Những người con xa xứ như tôi, mỗi lần nhớ về quê hương không thể không nhớ về Tết quê. Nỗi nhớ ấy như sâu hơn, đằm hơn, chất chứa tầng tầng lớp lớp còn bởi hương vị riêng của thứ rau quê kiểng mà cứ làm vương vấn thêm nỗi lòng của những đứa con xa nhà.

Sống chậm cùng những vòng xe

Sống chậm cùng những vòng xe

Trong cái nhộn nhịp, tất bật của phố phường khi tết đã qua, guồng quay cuộc sống trở lại thường nhật, đâu đó giữa Sài Gòn, chúng ta vẫn cảm nhận được cái bình dị, chậm rãi khi rong ruổi trên những chiếc xe đạp, dẫu đôi khi áo đã ướt đẫm mồ hôi.
Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

Ngọt ngào hương sắc hoa cà phê

(GLO)- Tây Nguyên đang giữa mùa khô. Những ngày này, nắng vàng ươm đầy trời. Và gió thổi vào nắng, vào cỏ, vào cây trên mọi nẻo đường. Sau mấy ngày nghỉ Tết, bà con nông dân bắt đầu lên rẫy tưới nước cho vườn cây cà phê vừa qua đợt thu hái.

Thuyền hoa

Thuyền hoa

"Cứ mỗi lần hoa mai vàng trước ngõ..." là mỗi lần tôi lại nao nao với những kỷ niệm của mùa xuân và ngày tết. Con người ta thật lạ, xuân năm nào cũng đến, mỗi năm đều đặn vào dịp cố định, vậy mà cái cảm giác chộn rộn mong chờ vẫn cứ háo hức như là tươi mới.
Hồi sinh những nhành hoa

Hồi sinh những nhành hoa

(GLO)- Năm nào cũng vậy, sau Tết Nguyên đán ít ngày, mấy người bạn của tôi lại dành thời gian dạo quanh phố phường hay lang thang trong hầu hết các con hẻm để gom những cành đào đã trưng hoặc những chậu cúc hoa tàn ở bên lề đường.

Ra Giêng…

Ra Giêng…

(GLO)- Ông bà ta khi xưa dù làm lụng vất vả quanh năm, ngày thường có thể “cơm dưa muối” chưa no bụng, nhưng 3 ngày Tết phải đủ đầy. Vậy nên mới có đôi câu đối: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.