Rước Long vị vua Hàm Nghi về thành Tân Sở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên, tại Đại nội Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra lễ cung rước Long vị vua Hàm Nghi hết sức đặc biệt. Lễ cung rước được huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) tiến hành sau khi địa phương này hoàn tất việc xây dựng Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương tại Di tích Quốc gia Căn cứ Thành Tân Sở (huyện Cam Lộ).

Người dân tỉnh Quảng Trị ra đường đón Long vị vua Hàm Nghi. Ảnh: Hưng Thơ
Người dân tỉnh Quảng Trị ra đường đón Long vị vua Hàm Nghi. Ảnh: Hưng Thơ


Mừng đón Long vị vua Hàm Nghi

Thế miếu Đại nội Huế vào sáng sớm ngày 12.7 đông hơn ngày thường, bởi từ 3h sáng cùng ngày, đoàn lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị và lãnh đạo huyện Cam Lộ đã xuất phát từ tỉnh Quảng Trị đi vào đây để làm lễ cung rước Long vị vua Hàm Nghi. Tại đây, các nghi lễ được tiến hành theo đúng nghi thức cung đình. Sau khi thực hiện lễ cáo long vị của vua Gia Long đầu triều, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và huyện Cam Lộ trong trang phục áo dài khăn đóng tham gia lễ tế, lễ thỉnh, lễ khởi giá và rước Long vị vua Hàm Nghi ra xe.

Khi Long vị được đặt trang trọng trên xe, đoàn xe quay đầu, đưa Long vị của vua Hàm Nghi về huyện Cam Lộ. Ngoài Long vị của vua Hàm Nghi, bài vị của Bộ binh Thượng thư Tôn Thất Thuyết và Kỳ vỹ Quận công Nguyễn Văn Tường cũng được rước về Cam Lộ.

Hay tin chính quyền rước Long vị của vua và bài vị của các tướng sĩ về địa phương, dọc đường đi rất đông người dân xếp thành hàng để chào đón. Bà Nguyễn Thị Sự (trú tại thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ) mặc bộ áo dài rồi đi ra đường ngóng đoàn xe từ sáng. Đến giữa trưa, đoàn xe rước Long vị vua mới về đến Di tích Quốc gia Căn cứ Thành Tân Sở. Nắng rát, nhưng bà Sự vẫn cầm lá cờ xí vẫy liên tục cho đến chiếc xe cuối cùng đi qua. Bà Sự bảo, bà chỉ biết vua Hàm Nghi và các tướng sĩ cùng phong trào Cần Vương qua lời kể và sách vở. “Nhà vua đã từng đến nơi này, chọn đây làm một điểm tựa trong thời gian chuẩn bị chiến tranh với Pháp. Riêng điều đó đã là một sự tự hào đối với chúng tôi” - bà Sự, chia sẻ.

Cũng trong ngày 12.7, Long vị của vua Hàm Nghi và bài vị của các tướng sĩ nói trên đã được đưa vào Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương (thôn Mai Đàn) để đặt lên những vị trí trang trọng đã chuẩn bị sẵn.

Địa điểm giáo dục về lòng yêu nước

Cách đây 135 năm (13.7.1885), vua Hàm Nghi đã ban Dụ Cần Vương, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên phò vua chống Pháp. Theo kế hoạch của triều đình Huế, thành Tân Sở ở Cam Lộ là Kinh đô dự phòng, được khởi công xây dựng từ năm 1883. Sau khi rời Kinh thành Huế để dấn thân vào cuộc chiến đấu giành nền độc lập dân tộc, vua Hàm Nghi đã đến thành Tân Sở. Sau đó, lời hiệu triệu của vua Hàm Nghi kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp ở Việt Nam khởi phát từ Quảng Trị dưới tên gọi “Phong trào Cần Vương”. Đây là một bước ngoặt của lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX, mở đầu cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam kể từ sau ngày thất thủ Kinh đô đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì vậy, Thành Tân Sở, Dụ Cần Vương cùng dấu chân và hình ảnh vua Hàm Nghi không chỉ là những kỷ niệm thiêng liêng, là niềm tự hào của nhân dân Cam Lộ mà còn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ông Trần Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho hay, để tri ân vua Hàm Nghi và các tướng sĩ, từ năm 1991 khi mới lập lại huyện Cam Lộ, chính quyền đã nghiên cứu, khảo sát, tìm những chứng cứ khoa học đề nghị công nhận Tân Sở là di tích lịch sử, nơi cội nguồn của phong trào Cần Vương. Đến năm 1995, Di tích Căn cứ Thành Tân Sở được công nhận là Di tích cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, vào năm 2019, chính quyền huyện Cam Lộ đã xây dựng đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương. “Thật sẽ cảm thấy yên lòng hơn, khi trên mảnh đất quê hương Cam Lộ có một nơi quy tụ hồn thiêng các bậc tiền nhân có công với quê hương đất nước, qua đó sẽ giáo dục truyền thống văn hóa, yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẻ vang của quê hương cho thế hệ trẻ, nên huyện Cam Lộ mới nỗ lực xây dựng đền thờ và rước Long vị vua Hàm Nghi để phụng thờ” - ông Tuấn, cho hay.

 

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/ruoc-long-vi-vua-ham-nghi-ve-thanh-tan-so-819116.ldo

Theo HƯNG THƠ (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản có tiềm năng khai thác kinh tế du lịch. Ảnh: Minh Châu

Những ngày làm hồ sơ “Không gian văn hóa cồng chiêng”

(GLO)- Ngày 23-3-2004, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) ban hành quyết định về việc xây dựng hồ sơ ứng cử quốc gia “Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản tiếp nối trình UNESCO công nhận là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.