Rầm rộ biểu tình ở Mỹ và Israel yêu cầu thả con tin, chấm dứt giết chóc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo TTXVN, ngày 18/5, hơn 50.000 người đổ về Đại lộ 5 tại Manhattan, New York (Mỹ) để tham gia cuộc tuần hành thường niên "Israel Day on 5th" trong bối cảnh xung đột tại Dải Gaza vẫn căng thẳng.

mot-cuoc-bieu-tinh-phan-doi-cuoc-chien-o-gaza-nam-2024-anh-ny-timess.jpg
Một cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến ở Gaza năm 2024. Ảnh: NY Times

Tâm điểm của sự kiện năm nay tiếp tục là lời kêu gọi trả tự do cho 58 con tin Israel còn bị Hamas giam giữ, chấm dứt cảnh giết chóc.

Dẫn đầu đoàn là Thống đốc bang New York Kathy Hochul, Thị trưởng Eric Adams, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer cùng nhiều nghị sĩ liên bang và bang. Đặc biệt, cựu Thống đốc bang Andrew Cuomo – ứng cử viên sáng giá cho chức Thị trưởng New York – cũng tham gia, khẳng định cam kết chống bài Do Thái.

Các nhóm biểu tình mang theo biểu ngữ “Hãy đưa họ về nhà ngay lập tức”, đồng thanh hô vang “Chúng tôi sẽ không dừng lại, các bạn không đơn độc”. Một số người đeo số "58" tượng trưng cho số con tin còn lại và "590" – số ngày họ đã bị giam giữ.

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, cuối tuần qua, tại Israel, các cuộc biểu tình quy mô lớn cũng đã nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp Israel trong bối cảnh quân đội nước này phát động chiến dịch quân sự mới tại Dải Gaza. Động thái này làm dấy lên lo ngại từ gia đình các con tin đang bị Hamas giam giữ, với lo sợ rằng chiến dịch có thể phá vỡ các nỗ lực đàm phán và đẩy các con tin vào tình thế nguy hiểm.

Làn sóng biểu tình diễn ra chỉ vài ngày sau khi binh sĩ mang hai quốc tịch Mỹ-Israel, Edan Alexander, được Hamas trả tự do theo một thỏa thuận với chính quyền Washington, không có sự tham gia của Israel. Đây là lần đầu tiên một con tin được thả kể từ cuối tháng 2, làm dấy lên nhiều tranh cãi tại Israel.

Liên quan, Văn phòng Thủ tướng Israel ngày 18/5 thông báo nước này dỡ bỏ một phần lệnh phong tỏa, dựa trên khuyến cáo của quân đội, và cho phép "lượng thực phẩm cơ bản" được vào Dải Gaza để đảm bảo khủng hoảng lương thực không bùng phát tại vùng lãnh thổ.

Cơ quan này cho biết chiến dịch mới của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sẽ bị ảnh hưởng nếu khủng hoảng lương thực xảy ra, thêm rằng Tel Aviv sẽ "hành động để đảm bảo nhóm vũ trang Hamas không thể chiếm khoản viện trợ nhân đạo trên".

Israel áp đặt phong tỏa toàn diện với Dải Gaza từ hôm 2/3 nhằm gây sức ép buộc lực lượng Hamas phải nhượng bộ.

Israel bắt đầu cuộc chiến tại Dải Gaza sau một cuộc tấn công do Hamas lãnh đạo vào miền nam Israel vào ngày 7/10/2023.

Theo số liệu của Al Jazeera dựa trên thống kê của Israel, cuộc chiến này tới nay đã khiến ít nhất 1.139 người thiệt mạng và khoảng 250 người khác bị bắt làm con tin.

Trong khi đó, theo các cơ quan y tế Palestine, tính đến hiện tại, ít nhất 43.391 người đã thiệt mạng và 102.347 người khác bị thương trong cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza kể từ tháng 10/2023.

Có thể bạn quan tâm

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

Nóng hơn cả xung đột Nga- Ukraine

(GLO)-  Israel đã tấn công phủ đầu Iran nhằm làm suy yếu chương trình hạt nhân và kho tên lửa đạn đạo của nước này. Tehran sau đó đã có đòn đáp trả. Hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”. Tình hình Trung Đông nóng hơn cả xung đột Nga-Ukraine. 

Hiệp định Biển cả (Ảnh minh họa: Ambafrance)

Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ để có hiệu lực: Dấu mốc lịch sử

(GLO)-Hiệp định Biển cả đã nhận đủ sự ủng hộ của 60 quốc gia để có hiệu lực ngay từ đầu năm 2026. Theo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, 55 quốc gia đã hoàn tất phê chuẩn hiệp định, khoảng 15 quốc gia đang trong quá trình phê chuẩn với ngày cụ thể và 15 quốc gia khác sẽ hoàn tất vào cuối năm.

null