Quy hoạch phát triển văn hóa đến năm 2030: Dân tộc, khoa học và đại chúng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh Gia Lai đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” được UBND tỉnh phê duyệt ngày 21-8-2017. Sau 3 năm triển khai thực hiện quy hoạch, tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng, luôn bám sát quan điểm phát triển văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính dân tộc, khoa học và đại chúng.

Nhiều thay đổi tích cực

Hiện tỉnh ta có 1 đơn vị nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp là Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San định hướng theo nghệ thuật dân gian, dân tộc. Nhà hát đã thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, đồng thời, phục vụ các sự kiện chính trị lớn của tỉnh, phục vụ nhân dân tại các huyện, thị xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nhà hát còn tham gia biểu diễn ngoài tỉnh với các tiết mục mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Hàng năm, Nhà hát phục vụ cơ sở 130 buổi và dàn dựng mới 15 chương trình.

Người dân làng Kon Sơ Lah (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) biểu diễn cồng chiêng. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Người dân làng Kon Sơ Lah (xã Hà Tây, huyện Chư Păh) biểu diễn cồng chiêng. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc


Bên cạnh đó, nghệ thuật quần chúng tại các địa phương ngày càng phát triển, ghi dấu ấn với nhiều chương trình chất lượng. Các địa phương định kỳ tổ chức hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số, hội diễn nghệ thuật quần chúng cấp huyện. Thông qua các hội thi, hội diễn đã bồi dưỡng, hình thành lực lượng tham gia các hoạt động cấp tỉnh, lựa chọn các đoàn nghệ nhân xuất sắc tham gia các chương trình biểu diễn, quảng bá văn hóa tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hoạt động thư viện có nhiều đổi mới, nhất là nỗ lực đưa sách đến với bạn đọc. Ngoài Thư viện tỉnh và Thư viện Quân đoàn III, toàn tỉnh còn có 16 thư viện huyện, thị xã. Vùng ven TP. Pleiku đã có 22 tủ sách xã và điểm đọc sách lưu động. Số lượng cấp mới thẻ bạn đọc hàng năm không ngừng tăng (năm 2016 cấp mới 1.150 thẻ, năm 2020 cấp 1.900 thẻ). Số lượt sách luân chuyển và phục vụ lưu động tăng từ 33 điểm năm 2016 lên 134 điểm năm 2020.

Hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm có những bước tiến vững vàng, đạt nhiều thành tựu, đặc biệt là những sáng tác về Tây Nguyên, bảo tồn di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuy nhiên, tỉnh ta vẫn chưa có thiết chế hoặc cơ sở vật chất dành riêng cho hoạt động này. Các triển lãm tranh, ảnh hầu hết thực hiện tại hội trường, trụ sở cơ quan và một số tổ chức ngoài trời. Lĩnh vực điện ảnh, phát hành phim và chiếu bóng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân. Hiện toàn tỉnh mới chỉ có 2 rạp chiếu phim tại TP. Pleiku được đầu tư về cơ sở vật chất và chất lượng phim; 2 đội chiếu bóng lưu động phục vụ tại các huyện, thị xã.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Phát triển văn hóa theo hướng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội là một trong những mục tiêu chính trong định hướng phát triển của tỉnh. Trong giai đoạn 2017-2020, tỉnh ta có thêm 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia là di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá tại thị xã An Khê; 11 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tổng hợp, toàn tỉnh có 29 di tích gồm 14 di tích quốc gia (đạt 93,3%) và 15 di tích cấp tỉnh (đạt 120%) so với mục tiêu quy hoạch. Ngoài ra, “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, đại diện của nhân loại. Một số di tích đã được trùng tu, tôn tạo. Ngành Văn hóa cũng tổ chức rà soát, kiểm kê và xây dựng danh mục kiểm kê di tích, dự kiến lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng trong giai đoạn 2018-2023. Tổ chức đăng ký di vật, cổ vật đối với 3 hiện vật thuộc Bảo tàng tỉnh, trong đó có 1 hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia là phù điêu Phật thuộc văn hóa Champa.

Tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động để bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Minh Châu
Tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình hành động để bảo vệ không gian văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Minh Châu


Về di sản văn hóa phi vật thể, từ năm 2017 đến 2019, ngành Văn hóa đã tổ chức kiểm kê 33 hồ sơ trên địa bàn các huyện: Đak Pơ, Chư Păh, Ia Grai; tổ chức nghiên cứu, phục dựng một số nghi lễ truyền thống. Trong 2 đợt xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, toàn tỉnh có 23 nghệ nhân được trao tặng danh hiệu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Ngành Văn hóa đã huy động lực lượng nghệ nhân tham gia các hoạt động ở các tỉnh, thành để góp phần quảng bá, giới thiệu đặc trưng văn hóa Gia Lai, đồng thời khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống. Các sự kiện văn hóa, khoa học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản như: Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Hội thảo khoa học về Tây Sơn Thượng đạo, Hội thảo khoa học quốc tế về khảo cổ học… thu hút đông đảo sự quan tâm dư luận.

Ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-cho biết: Để thực hiện hiệu quả Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, định hướng đến năm 2030 cần tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa; tuyên truyền, giáo dục và phát huy sức mạnh tổng hợp tham gia hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa. Theo ông Nhung, việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống phải phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, dân tộc, phát huy đầy đủ vai trò chủ thể văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý văn hóa thực chất. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nâng mức đầu tư cho văn hóa từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, đảm bảo tỷ trọng chi ngân sách cho văn hóa phải tăng tương ứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy.

Bảo tồn các gái trị văn hóa truyền thống là một trong những định hướng trong quy hoạc phát triển ngành văn hoa.
Bảo tồn các gái trị văn hóa truyền thống là một trong những định hướng trong quy hoạch phát triển ngành văn hóa. Ảnh: Minh Châu



Ngoài sự chủ động của ngành chủ quản, tỉnh cần quan tâm đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, di tích lịch sử, bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cũng như bố trí quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa cấp tỉnh.
 


Danh mục 4 dự án văn hóa đã được đầu tư đến năm 2020 gồm: thiết bị văn hóa, điện ảnh (TP. Pleiku, ngân sách địa phương); trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng từ ngân sách trung ương); Di tích lịch sử Căn cứ địa cách mạng Khu 10 xã Krong, huyện Kbang (tổng mức đầu tư gần 13 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa); Di tích lịch sử Tây Sơn Thượng Đạo (gồm tu bổ tại điểm di tích An Khê Đình, An Khê trường tại thị xã An Khê và tu bổ, tôn tạo điểm di tích Nền nhà, Hồ nước và Kho tiền ông Nhạc ở huyện Kông Chro, thương mại điện tử trên 30 tỷ đồng từ ngân sách địa phương và trung ương).

MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

“Điểm sáng văn hóa vùng biên”

(GLO)- Năm 1993, Sở Văn hóa-Thông tin (VH-TT) và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã ký kết chương trình phối hợp hành động với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có mô hình “Điểm sáng văn hóa vùng biên”.

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.