Quy hoạch Kbang thành vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế vừa ký Quyết định số 62/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Kbang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quy mô vùng quy hoạch rộng 1.842,43 km2; ranh giới cụ thể gồm: phía Bắc giáp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi); phía Nam giáp thị xã An Khê và huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai); phía Đông giáp huyện An Lão và huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định); phía Tây giáp huyện Mang Yang, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) và huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum).

Huyện Kbang có tính chất là vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia; là vùng cửa ngõ kết nối tiểu vùng Đông Bắc tỉnh Gia Lai với các tỉnh Kon Tum, Quảng Ngãi theo đường Đông Trường Sơn. Huyện Kbang được coi là vùng “Du lịch xanh bền vững”, phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường; và là vùng quan trọng của tỉnh thực hiện trọng tâm phát triển cây ăn trái và cây dược liệu.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, dự kiến huyện sẽ có 1 đô thị loại V là thị trấn Kbang; đến năm 2050, dự kiến huyện sẽ có 2 đô thị gồm: thị trấn Kbang (chuẩn đô thị loại IV) và đô thị Sơn Lang (đô thị loại V-thành lập mới).

nguoi-dan-thi-tran-kbang-cham-soc-cay-hoa-canh-tao-canh-quan-pho-xa-xanh-sach-dep-hon-trong-dip-tet-nguyen-dan-anh-ngoc-minh.jpg
Một góc thị trấn Kbang (huyện Kbang). Ảnh: Ngọc Minh

Về tăng trưởng kinh tế, huyện phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 47%, công nghiệp-xây dựng chiếm 26%, dịch vụ chiếm 27%; đến năm 2050, tỷ trọng nông-lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 36%, công nghiệp-xây dựng chiếm 30% và dịch vụ chiếm 34%.

Quy hoạch đặt ra 7 mục tiêu, gồm: xây dựng phương án phát triển kinh tế-xã hội huyện Kbang đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tỉnh Gia Lai và có những bước đột phá nhằm đưa nền kinh tế của huyện phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bảo vệ môi trường sinh thái; xác định sự hình thành và phát triển hệ thống đô thị nông thôn, hạ tầng kỹ thuật trong huyện Kbang; tăng tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ bằng phát triển du lịch sinh thái, chú trọng phát triển kinh tế lâm nghiệp, dịch vụ đô thị, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng các xã nông thôn mới, quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo; xác định khung bảo vệ môi trường cảnh quan tự nhiên, bảo vệ nguồn nước trong nội vùng, đảm bảo an toàn và bền vững cho phạm vi ngoại vùng.

Kiểm soát sự phát triển trong toàn vùng một cách hợp lý trong ngưỡng dự báo, liên kết và chia sẻ với các vùng phụ cận và trong vùng tỉnh; hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của huyện; làm cơ sở trong việc lập các dự án quy hoạch, chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển, quản lý đô thị và các khu dân cư nông thôn, các khu vực phát triển công nghiệp, du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư.

Có thể bạn quan tâm

Công an Gia Lai xuyên Tết đảm bảo an toàn giao thông

Công an Gia Lai xuyên Tết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)-Dịp Tết là thời điểm mọi người sum vầy, đoàn viên cùng người thân, gia đình. Song, đối với lực lượng Cảnh sát Giao thông Gia Lai, đây lại là giai đoạn họ phải gác lại niềm vui riêng để hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông giúp người dân vui xuân, đón Tết an toàn, trọn vẹn.

Hội Phú: Đất hoang thành phố xá

Hội Phú: Đất hoang thành phố xá

(GLO)- Với các thế hệ cư dân Pleiku, suối Hội Phú luôn là một phần hiện hữu sống động, nối liền mạch chảy đời sống đô thị trăm năm, từ lúc mang tên xã Hội Thương, Hội Phú cho đến khi thành khu phố hiện đại ngày nay.

Logistics: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản

Logistics: “Đòn bẩy” xuất khẩu nông sản

(GLO)- Trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh Gia Lai đã đề ra những giải pháp mang tính đột phá nhằm phát triển dịch vụ logistics và thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng logistics, tạo đòn bẩy cho xuất khẩu nông sản.