Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, trong đó quy định thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh.

Cụ thể, thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 9 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính

Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Trung tâm Y tế TP. Pleiku. Ảnh: Bá Bính

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 9 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 6 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 6 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 5 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 1 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 6 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó, thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 3 tháng; thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 3 tháng.

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 9 tháng.

Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định nêu trên, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.

Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.

Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện: Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu. Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội Gia Lai, từ ngày 1-6-2025, đơn vị dừng in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy kể cả các trường hợp đề nghị cấp lại và cấp đổi thẻ BHYT, chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chíp.