5 trường hợp bác sĩ có thể từ chối khám bệnh, chữa bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2024 quy định về quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh, trong đó nêu rõ 5 trường hợp người hành nghề được từ chối khám, chữa bệnh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ năm 2024 quy định 9 chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm: Bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng, lương y và người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

Luật mới nghiêm cấm các hành vi xâm phạm quyền của người bệnh; từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh...

Hình ảnh bác sĩ bị bóp cổ, hành hung tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM)

Hình ảnh bác sĩ bị bóp cổ, hành hung tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM)

Tuy nhiên, thầy thuốc cũng có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh trong 5 trường hợp sau đây:

- Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám chữa bệnh khác phù hợp để khám chữa bệnh và phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khác.

- Việc khám chữa bệnh trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

- Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ được hành vi.

- Người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.

- Người bệnh, người đại diện của người bệnh quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 của Luật này (liên quan người bệnh là người thành niên và thanh niên rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự) không chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Trong thời gian qua xảy ra không ít vụ hành hung nhân viên y tế khiến những người đang công tác trong ngành y không khỏi lo lắng.

Mới nhất, Bệnh viện quận 7 (TP HCM) cho biết chỉ trong nửa tháng, nhân viên của bệnh viện đã gặp 2 vụ hành hung liên quan đến các đối tượng sử dụng rượu bia.

Trước đó, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) một người đàn ông bị tai nạn giao thông, vào viện cấp cứu đã có lời lẽ thô tục chửi bới, đe dọa các nhân viên y tế ở Khoa Cấp cứu, sau đó đánh vào mặt một nữ điều dưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thịt cóc

(GLO)- Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo về tình trạng ngộ độc do ăn thịt cóc nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chế biến không đúng cách dẫn đến ngộ độc, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong do không được cấp cứu kịp thời.

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai 7 tuổi tử vong do sốt xuất huyết Dengue

Bé trai được đưa tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng (có triệu chứng sốc, suy gan, xuất huyết tiêu hóa), sau đó chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TPHCM) song không qua khỏi.