Que kem mùa hè

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày cuối tháng ba, nắng cạn sông cạn suối. Tây Nguyên vào mùa khô cạn nhất trong năm. Lướt trang Facebook của một người bạn, tôi chợt thấy ảnh những que kem, mới chỉ nhìn thôi đã cảm nhận được sự thơm ngon, mát lạnh. Bao ký ức lại ùa về.

Tôi nhớ về những ngày hè nóng bức ở quê nhà hồi thơ ấu. Những ngày mà từ tầm ban trưa, cả làng vang vang thanh âm phát ra từ cái ống loa be bé gắn vào quả cao su của người bán kem: “Kem… mút... kem… mút”. Chú bán kem đạp những vòng xe nhẹ nhàng, từ tốn dạo khắp làng. Chỉ cần nghe thanh âm ấy, lũ trẻ chúng tôi vội lấy chiếc dép rách, bì lông gà, lông vịt... để đổi kem. Nhiều khi đến nơi thì chú ấy đã đi qua mất, đành quay về chờ tới hôm sau.

Mẹ tôi không cấm chị em chúng tôi ăn kem. Những gia đình khác trong xóm cũng không cấm con cái trong nhà. Nhưng các mẹ đều có chung một câu nói, đại ý: Những cây kem đục đục ấy được người ta múc nước sông lên và làm lạnh đấy. Câu nói ấy cứ ghi sâu trong ký ức hoài nghi của tôi, rằng có phải không mà que kem màu cũng giống màu nước sông quê mình? Có phải từ sự nghèo khó mà con người ta đã biết dối gian? Bây giờ thì tôi biết, những người mẹ nói với con mình như thế là để con bớt đi thói quen ăn quà vặt, khi gia đình còn biết bao chật vật, khó khăn. Thật ra, những que kem màu đục đục kia được làm bằng đường đỏ. Người làm kem lấy đường đỏ làm thì sẽ giảm giá thành, đảm bảo giá cả phải chăng để bán cho trẻ em nghèo.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Những ngày này, thi thoảng các con tôi lại xin mẹ cho ăn những que kem, những ly kem sắc màu bắt mắt, hương vị ngọt ngào. Thời của con sẽ làm những ký ức khác cho con nhưng với tôi, que kem đục đục kia là que kem mát nhất và ngọt đến bây giờ.

Nghe tôi kể lại chuyện xưa, con xuýt xoa ước một lần được ăn que kem ngày ấy để so sánh hương vị. Nhưng tôi biết, ký ức của mỗi người một khác, mỗi thời đại một khác. Có lẽ ngày nay có ít nơi, nếu không muốn nói là không có xưởng sản xuất nào làm loại kem ấy nữa. Cho nên, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa khô với cái nắng chang chang khắp phố này, tôi lại nhớ về tuổi thơ cùng ký ức que kem một thuở.

Có thể bạn quan tâm

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút (ở giữa) và các đại biểu tham quan khu trưng bày các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ảnh: Đ.T

Ấn tượng Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Sáng 20-1, trong không khí rộn ràng trước thềm xuân mới, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa-Thể Thao và Du lịch khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 và triển lãm, trưng bày, giới thiệu quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của báo chí tỉnh Gia Lai.

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Nét đẹp trong lễ rước hồn lúa về kho

Gìn giữ, phát huy những nghi lễ truyền thống, cộng đồng người M’nông Gar ở xã Đắk Phơi (huyện Lắk) đã phục dựng và trình diễn thành công lễ rước hồn lúa về kho, một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất của dân tộc mình.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Bà Lê Thị Cẩm (tổ 1, phường Phù Đổng) chuẩn bị mứt gừng giao cho khách. Ảnh: Đ.L

Lưu giữ hương vị mứt truyền thống

(GLO)- Giáp Tết Nguyên đán, những người làm mứt truyền thống tại Trung tâm Thương mại Pleiku đang tất bật đẩy nhanh tiến độ sản xuất để phục vụ nhu cầu của người dân. Bao năm qua, họ vẫn gắn bó với nghề, lưu giữ hương vị mứt truyền thống, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.