Chư Sê: Tăng đàn bò phục vụ thị trường cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, dịch tả heo châu Phi được khống chế, thị trường tiêu thụ cuối năm tăng cao là điều kiện để người chăn nuôi ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đầu tư chi phí tăng đàn, chuẩn bị phục vụ nhu cầu cuối năm.
Mặc dù, ngành Nông nghiệp đang chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19 gây ra nhưng huyện Chư Sê vẫn giữ vững đà tăng trưởng trong lĩnh vực chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho thị trường. Tính đến tháng 9-2021, tổng đàn bò toàn huyện tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện nay, sau khi đánh giá điều kiện, các xã có lợi thế chăn nuôi gia súc ở Chư Sê như: Hbông, Ayun, Al Bá… cũng đang tăng đàn bò. Với tốc độ tái đàn như hiện nay, huyện phấn đấu duy trì đàn bò 28.000 con.
Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: “Chư Sê là một trong những địa phương có tổng đàn bò lớn. Để đồng hành cùng người chăn nuôi tái đàn, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã đã có kế hoạch tiêm phòng các loại vắc-xin viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng đối với những vật nuôi trong diện tiêm phòng, tiếp tục theo dõi sát sao, kiểm soát tổng đàn, ký cam kết đến từng hộ nuôi không giấu dịch”. 
Ngoài ra, người chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc khử trùng định kỳ khu vực chăn nuôi bằng hóa chất; bổ sung các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho đàn gia súc, chủ động nguồn thức ăn như: rơm khô, thân cây bắp, cỏ… để đáp ứng nhu cầu cho vật nuôi trong mọi thời điểm”. Bên cạnh đó, các hộ dân, chủ trang trại chăn nuôi triển khai nhiều giải pháp thực hiện tốt "mục tiêu kép" vừa phòng-chống dịch hiệu quả, vừa phát triển chăn nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm an toàn cho thị trường, nhất là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
1.Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê đã triển khai nhiều giải pháp phòng-chống dịch bệnh; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường cuối năm.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê đã triển khai nhiều giải pháp phòng-chống dịch bệnh; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thúc đẩy việc tái đàn nhằm bảo đảm nguồn cung cho thị trường cuối năm.
7. Cán bộ xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân sử dụng hoá chất Benkocid để phòng bệnh viêm da nổi cục ở bò.
Cán bộ xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hướng dẫn người dân sử dụng hóa chất Benkocid để phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò.
4. Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Duy Tâm (xã Hbông, huyện Chư Sê) đang tăng đàn bò phục vụ thị trường cuối năm. Anh Trịnh Duy Tâm-Giám đốc Hợp tác xã-cho biết: “Gần 100 con bò của gia đình đã được tiêm phòng và đang phát triển tốt. Dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ cung cấp cho thị trường hơn 3 tấn thịt”.
Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Duy Tâm (xã Hbông, huyện Chư Sê) đang tăng đàn bò phục vụ thị trường cuối năm. Anh Trịnh Duy Tâm-Giám đốc Hợp tác xã-cho biết: “Gần 100 con bò của gia đình đã được tiêm phòng và đang phát triển tốt. Dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ cung cấp cho thị trường hơn 3 tấn thịt”.
5. Để đảm bảo an toàn cho đàn bò, các hộ dân, chủ trang trại cần tuân thủ nghiêm vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định.
Để đảm bảo an toàn cho đàn bò, các hộ dân, chủ trang trại cần tuân thủ nghiêm vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định.
 
6. Người chăn nuôi cần chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi trong mọi thời điểm.
Người chăn nuôi trên địa bàn huyện Chư Sê chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi.
 
3. Người chăn nuôi bổ sung các chất dinh dưỡng cho đàn gia súc; cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, chủ động nguồn thức ăn như: rơm khô, thân cây ngô, cỏ…
Người chăn nuôi bổ sung các chất dinh dưỡng cho đàn gia súc; cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, chủ động nguồn thức ăn như: rơm khô, thân cây bắp, cỏ…
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....